Mường La (Sơn La): Lan tỏa phong trào hiến đất làm đường

Nguyễn Nga | 16/05/2021, 16:05

(TN&MT) - Chung tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều hộ dân xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tự nguyện hiến đất, chặt bỏ cây cối để làm đường giao thông nông thôn, tạo thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Người dân Chiềng Hoa đồng lòng hiến đất, góp ngày công lao động để bê tông hóa các tuyến đường.

Trước đây, tuyến đường liên xã Chiềng San - Chiềng Hoa chưa được đầu tư nhựa hóa, nền đường bị sạt lở, mùa mưa lầy lội, nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đầu tháng 4/2021, được Nhà nước hỗ trợ xi măng, xã Chiềng Hoa đã vận động nhân dân hiến đất, hiến công tham gia đổ bê tông tuyến đường liên bản từ bến đò bản Tả đến cuối bản Nong Xưa ngã ba đi xã Chiềng Công, với tổng chiều dài hơn 5km, bề rộng mặt đường 3,5m; bề rộng nền đường hơn 5m. Tổng vốn đầu tư hơn 7,8 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 1,4 tỷ đồng.

Ông Lường Văn Hỏa, bản Tả, xã Chiềng Hoa chia sẻ: Trước đây, con đường này vào mùa mưa thì lầy lội, mùa khô bụi bẩn, bà con đi lại khó khăn lắm. Nay được Nhà nước hỗ trợ xi măng, doanh nghiệp hỗ trợ cát, sỏi giúp thi công, chúng tôi mừng lắm. Sau khi nghe cán bộ xã, bản tuyên truyền hiến đất để làm đường, gia đình tôi cũng đã tự nguyện hiến 375 m2 đất vườn, chặt phá hơn 20 gốc cây ăn quả lâu năm và cây lấy gỗ.

Những tuyến đường của lòng dân...

Còn tại bản Nong Xưa, Trưởng bản Lường Văn Minh cho biết: Tuyến đường giao thông liên bản đi qua 27 hộ dân thuộc diện phải hiến đất làm đường. Ban Quản lý bản đã họp toàn bản để tuyên truyền, vận động các hộ dân hiến đất và thống nhất mỗi nhân khẩu trong bản đóng góp 100.000 đồng và ngày công lao động để đổ bê tông hóa tuyến đường.

Thông tin thêm về việc xây dựng tuyến đường giao thông này, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Hoa Lù Văn Quý cho biết: Khi có chủ trương của huyện về xây dựng đường giao thông nông thôn, Đảng ủy xã đã họp và phân công các tổ công tác cùng Ban Quản lý bản đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động, phân tích để người dân hiểu rõ lợi ích của việc đổ bê tông đường giao thông. Rất đáng mừng, 64 hộ dân của bản Tả, bản Nong Xưa có diện tích đất dọc 2 bên tuyến đường đi qua đều đồng thuận hiến đất, với tổng diện tích hiến hơn 2.100 m2 đất; gần 90 m3 kè đá xây, đá xếp; 88 cây ăn quả lâu năm, cây lấy gỗ…

 

Ngoài tuyến đường trên thực hiện theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tuyến đường từ bản Hát Hay đến bản Phương Yên, xã Chiềng Hoa cũng đang được đầu tư xây dựng, với chiều dài 6 km, tổng mức vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh.

Đây là công trình khắc phục sạt lở khẩn cấp, đảm bảo giao thông thuận lợi cho nhân dân đi lại bốn mùa, khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng trăm hộ dân các xã Tạ Bú, Chiềng Hoa, Chiềng Ân, Chiềng Công… góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Để đổ bê tông tuyến đường này, 100% các hộ dân có tuyến đường đi qua trên địa bàn xã đều đồng thuận hiến đất để giải phóng mặt bằng. Theo thống kê của UBND xã Chiềng Hoa, hơn 80 hộ dân của bản Hát Hay, bản Phương Yên đã hiến gần 30.000m2 đất, 168m3 bờ kè, hơn 4.200 cây ăn quả, cây lấy gỗ, tháo dỡ tường rào để thuận lợi cho việc thi công tuyến đường đúng tiến độ. Các hộ còn lại trên địa bàn xã thì chung tay góp công sức để làm đường, vận chuyển vật liệu... Đến thời điểm này, 2 tuyến đường liên bản đang được khẩn trương thi công, dự kiến tháng 5/2021 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Bài liên quan
  • Gặp gỡ người Mông đi đầu phong trào hiến đất ở Điện Biên
    (TN&MT) - Đồng bào dân tộc thiểu số đất xây trường học, xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên không phải là hiếm, để có được kết quả ấy là nhờ công tác vận động tuyên truyền của cán bộ đảng viên, trong đó tấm gương phải kể là anh Vàng A Phứ, Bí thư Chi bộ bản Nậm Chim; là người đi đầu phong trào hiến đất và vận động người dân cùng tham gia hiến đất để xây dựng nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO