Gặp gỡ người Mông đi đầu phong trào hiến đất ở Điện Biên

Hoàng Châu | 24/04/2021, 10:37

(TN&MT) - Đồng bào dân tộc thiểu số đất xây trường học, xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên không phải là hiếm, để có được kết quả ấy là nhờ công tác vận động tuyên truyền của cán bộ đảng viên, trong đó tấm gương phải kể là anh Vàng A Phứ, Bí thư Chi bộ bản Nậm Chim; là người đi đầu phong trào hiến đất và vận động người dân cùng tham gia hiến đất để xây dựng nông thôn mới.

Anh Vàng A Phứ người dân tộc Mông ở bản Nậm Chim, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đi đầu phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới. Ảnh Lan Phương

Anh tên là Vàng A Phứ, người dân tộc Mông là Bí thư Chi bộ, bản Nậm Chim I, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Anh là một trong những người đi đầu phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới của xã Si Pa Phìn. Năm 2017, mặc dù kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, đất sản xuất ít nhưng gia đình anh Phứ đã tự nguyện hiến 4.847 m2 đất nương, trị giá hơn 100 triệu đồng để làm sân thể thao của xã, tạo điều kiện cho bà con nhân dân có điểm vui chơi sinh hoạt, tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ.

Không chỉ vậy, anh Phứ còn vận động, tuyên truyền các hộ gia đình người Mông có đất ở khu vực quy hoạch cùng nhau hiến đất để hoàn thành mặt bằng công trình sân thể thao xã và các công trình phúc lợi khác. Kết quả có 6 hộ dân ở bản Nậm Chim I, bản Chế Nhù hiến trên 23.293 m2 đất.

Từ việc làm của anh Phứ đã trở thành phong trào, tấm gương cho các hộ khác trong xã noi theo để cùng đồng lòng chung sức xây dựng nông thôn mới.

Ngoài việc đi đầu phong trào hiến đất, xây dựng nông thôn mới. Anh Vàng A Phứ còn là hộ có mô hình chăn nuôi, gia súc, gia cầm kết hợp với trồng rau được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình để tăng thêm thu nhập. Hiện nay gia đình anh có khoảng 6.000 m2 trồng ngô, sắn để dùng làm thức ăn chăn nuôi và 2ha đất ruộng canh tác lúa nước; đàn gia cầm các loại 220 con; đàn trâu, lợn gần 30 con. Bình quân thu nhập hàng năm của gia đình ông từ 50 - 60 triệu đồng.Với những thành tích ấy, nhiều năm liền anh Vàng A Phứ đã được UBND xã Si Pa Phìm, UBND huyện Nậm Pồ tặng Giấy khen.

Được biết, tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025, anh Vàng A Phứ đã được vinh danh và được UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen, có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc.

Chia sẻ những suy nghĩ của mình, anh Vàng A Phứ cho biết: Mình sẽ cố gắng làm tốt cho gia đình mình, cho người Mông mình ở bản Nậm Chim và ở cả xã Si Pa Phìn nữa. Cái gì mình biết mình sẽ chỉ cho họ làm cùng. Tất cả làm tốt thì bản mình xã tốt, xã mình sẽ tốt, người Mông mình sẽ tốt. Đến nay người đàn ông Mông tên Giàng A Phứ được người dân tín nhiệm được tín nhiệm bầu giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Si Pa Phìn, đến năm 2020 và được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ bản Nậm Chim cho đến nay.

Trong công việc, anh Vàng A Phứ luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Anh còn là người có uy tín tiêu biểu, am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc Mông; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng làng bản; được người dân trong bản tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

Trên cương vị là Bí thư Chi bộ bản Nậm Chim I, anh Vàng A Phứ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những hình thức cụ thể như: phát động tổng vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp, vận động các cháu học sinh đến trường, xây dựng gia đình văn hóa, đóng góp ngày công, vật liệu để xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã, bản, phòng chống tệ nạn xã hội. Đặc biệt là vận động các hộ có đất vườn, nương, cây ăn quả hiến đất để làm đường, công trình văn hóa nông thôn mới.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Múa dân gian các dân tộc cần một hướng đi
    (TN&MT) - Điện Biên hiện có 19 dân tộc sinh sống, nghệ thuật múa dân gian Điện Biên hình thành, phát triển từ 3 - 4 nghìn năm trước, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú và đặc sắc trong văn hóa truyền thống các dân tộc và là một phần của văn hóa của văn hóa Tây Bắc. Tuy nhiên, múa dân gian các dân tộc Điện Biên đang đứng trước nguy cơ thị mai một, thất truyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
(TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO