Tái chế rác thành vật dụng hữu ích ở trường học miền núi Quảng Nam

Lan Anh | 14/05/2021, 17:28

(TN&MT) - Từ những phế liệu tưởng chừng bỏ đi như chai nhựa, vỏ lon, bìa các tông… nhiều trường học ở huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tái chế thành những lọ hoa, kệ đựng sách, bóng đèn…cho các lớp học. Không những vậy, các em còn thu gom rác thải trong trường để làm phân hữu cơ, vừa bón cho cây xanh, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Đã gần một năm nay trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đều đặn tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng bằng rác thải nhựa nhằm tạo thói quen cho học sinh thay đổi hành vi, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bảo vệ môi trường.

Mỗi khi nhà trường tổ chức cuộc thi, học sinh đều tích cực hưởng ứng và cho “ra đời” nhiều sản phẩm đẹp mắt được làm thủ công từ các phế liệu như lọ hoa bằng que kem, ngôi nhà ống hút, hộp đựng phấn từ hộp sữa, giỏ hoa từ chai nhựa rất xinh xắn. Bằng đôi bàn tay khéo léo, các loại rác thải thay vì bị vứt vào sọt rác thì nay tất cả trở thành những vật dụng xinh xắn, tiện dụng.

Học sinh trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trà Don tham gia tạo sản phẩm tái chế từ rác nhựa

Còn tại trường Phổ thông dân tộc bán trú TH, THCS Trà Nam đã thành lập CLB “Khéo tay hay làm” nhằm tạo sân chơi phát huy sự sáng tạo, khả năng biết tận dụng của học sinh để tạo ra những sản phẩm tái chế. Qua đó, nâng cao nhận thức của học sinh và người dân về tác hại của rác thải và giá trị của những sản phẩm được tái chế từ rác.

Với khẩu hiệu “Bạn hãy cắt lấy phần thân chai, sau đó đính chúng gọn gàng ở một góc phòng. Giờ đây bạn không phải loay hoay lục tung căn phòng để tìm dao kéo, kim chỉ, hay những vật dụng nhỏ”, những giỏ hoa xinh xinh, hộp đựng bút bé xíu hay kệ sách trang trí trong lớp học, thư viện trường đều được các em sáng tạo ra từ những vật dụng bỏ đi, có hại cho môi trường xung quanh.

Thu gom rác thải nhựa để xử lý

Theo thầy Võ Đăng Chín, Hiệu trường trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH, THCS Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học, nhà trường áp dụng hai hình thức, một là sử dụng hình ảnh, tài liệu trực quan sinh động về rác thải, sơ đồ thu gom, tập trung tuyên truyền tác hại của rác thải đến môi trường trong các buổi chào cờ; thứ hai, tổ chức các hoạt động ngoại khoá như CLB “Khéo tay hay làm” để các em có thể trải nghiệm, thực hành và đi đến hành động cụ thể.

Với đặc điểm là địa phương ở miền núi nên công tác thu gom rác còn gặp nhiều khó khăn. Để giảm thiểu việc đốt rác, nhà trường còn tổ chức phân loại rác thải tại nguồn, những loại rác hữu cơ được các em học sinh phân loại và tận dụng làm phân hữu cơ vừa bón cho cây dược liệu, vừa tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Góc thư viện xinh xắn làm từ các sản phẩm tái chế tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH, THCS Trà Nam,

 “Trong các tiết chào cờ hay các tiết học chính, nhà trường đều chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước, đến mái nhà rừng đầu nguồn. Chỉ cần đơn giản các em làm mỗi hố phân từ rác hữu cơ và gom chai nhựa, vỏ lon lại làm một giàn hoa thế này, thì môi trường sẽ đỡ đi một lượng rác vô cùng lớn. Dần dà các em thay đổi nhận thức và hành động của mình.”- thầy Chính cho hay.

Thầy Võ Đăng Thuận, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My cho biết, hưởng ứng về vấn đề bảo vệ môi trường nên ngay từ đầu năm học, Phòng đã chỉ đạo cho các trường, hướng dẫn cho các em bảo vệ môi trường xung quanh mình cho thật tốt, ví dụ như giảm bớt sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Một buổi sinh hoạt ngoại khoá giảm thiểu rác thải nhựa ở trường Phổ thông THCS Trà Don

Đối với Phòng Giáo dục cũng đã chuyển từ bình nước sử dụng chai nhựa dùng một lần sang dùng chai thủy tinh đựng nước lọc sử dụng hàng ngày. Riêng các trường sử dụng các tiết học ngoại khóa tổ chức các lớp chuyên đề hướng dẫn cho các em.

“Hiện có nhiều trường cũng đã triển khai phong trào chống rác thải nhựa. Thời gian đến, Phòng sẽ nhân rộng mô hình đến các trường nhằm hạn chế, giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn”, thầy Thuận cho biết.

Bài liên quan
  • Ghi nhận ở mô hình điểm “Chống rác thải nhựa”
    (TN&MT) - Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” và thực hiện chỉ đạo điểm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lạng Sơn, cán bộ, đảng viên và nhân dân khối Cửa Nam, phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn đã đoàn kết hưởng ứng phong trào này, góp phần xây dựng môi trường, cảnh quan đô thị sạch đẹp, văn minh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.
  • PS ảnh: Ấn tượng đầu về Làng Nủ an cư sau cơn cuồng lũ
    (TN&MT) - Ngày 21/9/2024, chúng tôi đến Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai khi thời tiết đang chuyển mình. Làng Nủ giờ đây dần hồi sinh khi khu tạm cư mới của bà con nơi đây được hoàn thành chỉ trong 7 ngày sau cơn cuồng lũ. 23 căn nhà tạm kiên cố được dựng nên bằng nỗ lực của chính quyền địa phương và Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup.
  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.
  • Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
    (TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
  • Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
    (TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
  • Phép màu hồi sinh “rốn lũ” Mù Cang Chải
    (TN&MT) - Còn đến cả tuần mới đến Tết Độc lập và đón lễ khai giảng mà khắp nơi Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn (Mù Cang Chải) đã thấy rộn ràng không khí Tết. Nếu không tận tai nghe chuyện, chắc không ai nghĩ tròn 1 năm về trước, vùng đất này đã từng có cơn cuồng lũ quét qua.
  • Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội
    Sáng 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.
  • Vui Tết Xíp xí với đồng bào dân tộc Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Tết Xíp xí là ngày tết truyền thống được tổ chức vào 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng. Năm nay, niềm vui ngày lễ càng được nhân đôi hơn, khi nghi lễ Tết Xíp xí được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Đó là đánh giá của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khi ông dẫn đầu đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia làm việc với UBND tỉnh Yên Bái sáng 14/8 nhằm đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình MTQG năm 2024, công tác dân tộc và tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
  • Lào Cai: Có 33,6% cán bộ, viên chức, công chức là người dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được tỉnh Lào Cai chú trọng. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS cấp tỉnh, huyện là 8.064 người, chiếm 33,6%.
  • Rộn ràng ngày hội Pay Tái
    (TN&MT) - Cứ vào dịp rằm tháng Bảy, bà con dân tộc Tày, Nùng ở Lục Yên, Yên Bái lại chuẩn bị những lễ vật đi "Pay tái" - tức về nhà ngoại. Đây là dịp người con gái cùng chồng về nhà thăm cha mẹ và thắp hương tổ tiên, đồng thời cũng là dịp để chàng rể tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với gia đình bên ngoại.
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO