Dân tộc - Tôn giáo

Điện Biên: Người Hà Nhì gìn giữ di sản trang phục dân tộc

Hoàng Châu 17:16 10/01/2025

(TN&MT) - Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống tại Điện Biên, người Hà Nhì ở Sín Thầu chủ yếu thuộc ngành Hà Nhì Lạ Mí. Trải qua thời gian dài định cư và phát triển, người Hà Nhì nơi đây vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc như: Ngôn ngữ, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội… Trong đó đặc sắc, không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động lễ nghi, tập quán nơi đây là sắc đỏ của trang phục truyền thống.

a1(1).jpg
Phụ nữ Hà Nhì ở xã Sín Thầu, Mường Nhé chuẩn bị trang phục mới để đón tết.

Năm 2023, nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì tại các xã vùng biên Mường Nhé chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Danh hiệu này không chỉ ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa, mà còn là động lực để người Hà Nhì bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống đặc sắc này.

Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Đảng ủy xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé cho biết: Chính quyền địa phương luôn khuyến khích thế hệ trẻ học và gìn giữ nghề may vá truyền thống. Những phụ nữ lớn tuổi giàu kinh nghiệm cũng đang nỗ lực truyền lại kỹ năng này để bản sắc dân tộc không bị mai một.Trong thời gian qua, cấp ủy chính quyền xã cùng với chị em phụ nữ, các cô, các bà có tuổi có kinh nghiệm vẫn dạy cho những thế hệ trẻ để không mai một bản sắc dân tộc như may mặc, khâu vá. Những phụ nữ biết may thì từ thế hệ này đến thế hệ khác lưu truyền để truyền lại cho con cháu, của đồng bào dân tộc Hà Nhì để bản sắc dân tộc Hà Nhì được lưu giữ.

a2(2).jpg
Trang phục truyền thống người Hà Nhì được cấu thành từ mũ đội đầu, áo dài, áo ngắn và quần với nhiều họa tiết, hoa văn khác nhau

Màu sắc trang phục người Hà Nhì chủ đạo là các gam màu nóng như đỏ, vàng… bởi khu vực sinh sống là núi cao, quanh năm mây mù che phủ, mặc màu sắc sặc sỡ sẽ phần nào xua đi cái lạnh nơi đây. Nhìn tổng thể trang phục phụ nữ Hà Nhì đa phần là giống nhau. Nếu tinh ý sẽ phát hiện trang phục thiếu nữ có phần tươi mới hơn, như những bông hoa đượm sắc căng tràn sức sống nơi đại ngàn. Trang phục phụ nữ trung niên, lớn tuổi sẽ có màu trầm hơn mang sắc thái trưởng thành và trang trọng.

a3(1).jpg
Phụ nữ Hà Nhì thêu hoa văn mũ áo.

Bộ trang phục truyền thống đồng bào Hà Nhì gồm các phần: Mũ đội đầu, áo dài, áo ngắn và quần. Với mũ đội đầu sẽ gồm các chi tiết như vòng quấn giữ tóc hình tròn (tro pà) với các đường chỉ màu, khăn hình vuông được khâu các lớp vải màu đan xen, bốn viền khăn được khâu các lớp tua xâu hạt cườm và quả bông nhiều màu sắc. Phần áo dài là áo xẻ ngực, xẻ tà và cài khuy, tay áo được chắp ghép thành các đường viền nhiều màu sắc chủ đạo là các màu ấm. Áo ngắn được khoác ngoài cùng và được đính cúc bạc, trang sức hình hoa, núi, nổi bật trên nền vải đen tạo sự hài hòa, tinh tế.

Trong đời sống thường ngày, người Hà Nhì có rất nhiều lễ, tết lớn như: Lễ cúng bản (Gạ Ma Thú), Tết mùa mưa (Dế Khù Chà), mừng cơm mới (Chế Sự Chà), Tết cổ truyền (Khù Sự Chà). Trong ngày lễ tết, các thành viên trong cộng đồng đi thăm hỏi, chúc mừng nhau, những cô gái diện bộ quần áo đẹp nhất như bông hoa đỏ thắm đặc trưng, truyền thống khoe sắc nơi cực Tây. Trong không gian văn hóa bản làng, nét văn hóa, tính cộng đồng được bảo lưu. Đây cũng là một trong những lý do chính nét văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì được bảo tồn và phát triển.

a4(1).jpg
Những tiết mục văn nghệ gắn liền với đời sống lao động sản xuất của người Hà Nhì

Trải qua thời gian, cuộc sống ngày càng hiện đại, các nét văn hóa của người Hà Nhì, trong đó có nét đẹp trang phục truyền thống vẫn được bảo tồn. Vào các dịp lễ hội, tết người Hà Nhì luôn mặc những bộ quần áo đẹp, rực rỡ nhất mà họ đã dành nhiều thời gian để tạo nên. Đối với người Hà Nhì, những bộ trang phục dân tộc là hơi thở, cuộc sống và sự tự hào. Điều này đã giúp họ giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống trải qua nhiều thế hệ.

Bài liên quan
  • Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024
    Tối 22/12, tại quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia – Điện Biên 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật
Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình "tìm chữ" của người Mông đầu tiên ở Tà Cóm
    Sùng A Pó là người đầu tiên của bản Tà Cóm được học Đại học. Trên hành trình “tìm chữ” Pó đã trải qua bao vất vả, gian truân. Sau khi học xong, Pó trở về cống hiến cho bản làng, cho biên giới với ước nguyện đổi thay vùng đất khó, xa xôi và hẻo lánh.
  • E-magazine: Yên Bái tạo cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
    Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cấp ủy, chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Sơn La: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024
    Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng.
  • Lào Cai: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bàn giao, tặng quà cho bà con thôn Làng Nủ
    (TN&MT) - Ngày 15/12, tại Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức bàn giao, tặng quà cho người dân thôn Làng Nủ.
  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
  • “Từ Vùng Cao Đến Trời Cao”: Giai điệu yêu thương, góp sức xây nhà cho đồng bào miền núi
    (TN&MT) - Giữa tiết trời se lạnh đặc trưng của Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cổ kính thêm phần ấm áp bởi những giai điệu ngọt ngào và ánh sáng lung linh từ đêm nhạc thiện nguyện "Từ Vùng Cao Đến Trời Cao".
  • Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Bái: Giúp đồng bào thêm gắn bó với rừng
    (TN&MT) - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có hơn 51.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào vùng cao được nâng lên, người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
  • Quảng Ngãi: Phát triển du lịch gắn với đồng bào dân tộc thiểu số
    Ngày 23/11, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với báo Văn Hóa tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
  • Sở TN&MT Gia Lai: Làm tốt công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, trong năm 2024, Sở TN&MT đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.
  • Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sơn La
    (TN&MT) – Những ngày này, đường làng, ngõ xóm, từng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu…. Không khí vui tươi, sôi nổi đón Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã lan tỏa đến từng người dân, từng hộ gia đình.
  • Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La thành công tốt đẹp
    (TN&MT) – Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dự và chỉ đạo Đại hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO