Bình Định: Huyện Vân Canh tổ chức bầu cử sớm cho cử tri vùng sâu, vùng xa

Mỹ Bình | 11/05/2021, 19:12

(TN&MT) - Gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cùng với các địa phương khác trong tỉnh Bình Định, huyện Vân Canh đang tập trung chuẩn bị cho ngày hội lớn toàn dân. Do cử tri đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, đường đi khó khăn cách trở, Vân Canh sẽ tổ chức bầu cử sớm tại 8 làng xã Canh Liên và làng Canh Giao của xã Canh Hiệp.

Vân Canh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Định, có diện tích đất tự nhiên 79.797 ha, Vân Canh hiện có 6 xã và 1 thị trấn; trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn là Canh Hòa, Canh Hiệp, Canh Liên và 2 xã nghèo của tỉnh là Canh Hiển và Canh Thuận.

Công viên trung tâm huyện Vân Canh trang hoàng đón chào ngày bầu cử 

Những ngày này cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định, huyện Vân Canh đang tập trung cả hệ thống chính trị chuẩn bị chu đáo cho ngày bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để ngày bầu cử trở thành ngày hội lớn của toàn dân, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cử tri khi cầm lá phiếu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Tổng số cử tri theo danh sách niêm yết trên địa bàn huyện Vân Canh là 20.604 cử tri với 52 khu vực bỏ phiếu. Tổng số người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện là 51 người; tổng số người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã là 238 người.

Do đặc thù địa lý và cư dân sinh sống tại vùng sậu, vùng xa phần lớn cử tri là đồng dân tộc thiểu số nên công tác vận động, tuyên truyền về ngày bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5/2021 tại huyện Vân Canh gặp nhiều khó khăn.

Bởi vậy, Vân Canh vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền cho ngày bầu cử từ trực quan sinh động, cờ, phướn, băng rôn cổ động, hệ thống loa phát thanh, truyền thanh đến người uy tín trong làng đi vận động từng nhà hộ dân, từng cử tri đi bầu cử đúng ngày quy định và an toàn trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Băng rôn, áp bích, cờ, phướn đỏ rực tuyên truyền ngày bầu cử 

Chia sẻ với Pv Báo TN&MT, ông Lương Đình Tiên – Chủ tịch Ủy ban bầu cử huyện Vân Canh cho biết: Công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5/2021 trên địa bàn huyện đến thời điểm này cơ bản đã hoàn tất. Từ danh sách cử tri, danh sách và tiểu sử người ứng cử đều dán trên các bảng tin tại các điểm bỏ phiếu để cử tri biết. Huyện đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền ngày bầu cử đến từng cử tri. Riêng công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong ngày bầu cử sẽ được thực hiện từng bước chặt chẽ như đo thân nhiệt, sát khuẩn và cử tri có biểu hiện sốt, ho sẽ đưa đi cách ly.

Ông Lương Đình Tiên chia sẻ thêm: Do đặc thù địa lý và cư dân sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, đường đi khó khăn cách trở nên huyện Vân Canh sẽ có 9 đơn vị bầu cử được phép tổ chức bầu cử sớm trước một ngày theo quy định là ngày 22/5/2021 gồm 8 làng của xã Canh Liên và làng Canh Giao của xã Canh Hiệp. Đối với 9 điểm bầu cử sớm này, Uỷ ban bầu cử huyện cũng đã chỉ đạo sát sao, tập trung vào công tác chuẩn bị như niêm yết danh sách, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác bầu cử sớm.

Xã Canh Liên chuẩn bị cho ngày bầu cử sớm 22/5/2021

Từ sự chỉ đạo của Uỷ ban bầu cử huyện, Ủy ban bầu cử xã Canh Liên cũng đã thực hiện công tác chuẩn bị bầu cử chu đáo bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Ông Đinh Văn Mực –Chủ tịch Ủy ban bầu cử xã Canh Liên cho biết: Xã Canh Liên có 8 điểm bầu cử sớm vào ngày 22/5/2021, sớm hơn một ngày so với ngày bầu cử toàn quốc vì điều kiện giao thông khó khăn. Để công tác bầu cử đúng quy định, Ủy ban bầu cử xã Canh Liên đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức một cách đầy đủ nhất. Bởi, xã Canh Liên địa bàn rộng, các làng ở cách xa nhau nên khó khăn trong việc đi lại và công tác tuyên truyền ngày bầu cử đến từng cử tri.  

Tiểu sử ứng cử viên cập nhật đầy đủ đến cử tri xã Canh Liên 

Vân Canh những ngày này được trang hoàng đỏ rực cờ hoa, pano, áp phích, phướn tuyên truyền ngày bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được treo trước từng nhà người dân, từng con đường, ngõ xóm, từng trụ sở cơ quan, đơn vị.  

Không chỉ con đường lớn của trung tâm huyện mà các con đường nhỏ nơi vùng sâu, vùng xa cũng đỏ rực cờ hoa đón chào ngày hội lớn. Cử tri đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Canh đã sẵn sàng cho ngày hội lớn để bầu người đủ đức đủ tài đại diện cho tiếng nói và niềm tin của nhân dân.

Huyện Vân Canh đã sẵn sàng cho ngày hội lớn toàn dân

Bài liên quan
  • Bình Định: Hoài Ân hướng đến ngày hội lớn toàn dân
    (TN&MT) - Những ngày này ai về Hoài Ân đều cảm nhận không khí náo nức, rộn ràng, đường làng ngõ xóm rợp cờ hoa để đón chào ngày hội lớn của bà con cử tri đi bầu đại biểu Quốc Hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • [Infographic] - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
    Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
  • Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
    (TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
    (TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
  • Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo
    (TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO