Thanh Hóa: Sẵn sàng cho ngày hội lớn

Thu Thủy | 11/05/2021, 11:47

(TN&MT) - Trong những ngày này, công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho ngày bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tại huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã đảm bảo quy trình, đúng quy định của Luật Bầu cử, tạo ra đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng.

Có thể thấy, ngay lúc này sự háo hức lớn nhất của cử tri và nhân dân cả nước là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Để chuẩn bị tốt cho ngày hội lớn, trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực triển khai các công việc theo đúng quy định về bầu cử Quốc hội và HĐND. Các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, chương trình hành động thiết thực được đẩy mạnh nhằm góp phần vào thành công của cuộc bầu cử.

Công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử bằng hình thức được trang hoàng với sắc màu rực rỡ của băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ cộng…

Xác định việc tuyên truyền là khâu quan trọng giúp cuộc bầu cử thành công, huyện Bá Thước đã đặc biệt quan tâm đến công tác tăng cường chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng để cử tri, nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ trong ứng cử, bầu cử. Bên cạnh đó, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, phá hoại, lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác trên địa bàn huyện.

Bá Thước là huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, để đưa thông tin về cuộc bầu cử tới bà con một cách hiệu quả nhất, UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo tăng cường việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã, tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng các hình thức trực quan như tranh cổ động, ảnh thời sự, pano, áp phích,…các hình thức văn nghệ, sáng tác, tiểu phẩm…và các xe thông tin lưu động đến từng bản làng, từng phiên chợ để bà con dân tộc hiểu rõ về cuộc bầu cử.

Bà con đồng bào dân tộc miền núi háo hức chuẩn bị cho công tác bầu cử

Mới đây, huyện Bá Thước đã tiến hành hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn, HĐND huyện. Đối với cấp xã tổng số đơn vị bầu cử là 154; Số đại biểu HĐND được bầu là 456; Tổng số kết quả hội nghị hiệp thương 752; Phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chuyên trách Đảng 37; Chính quyền 121; Chuyên trách mặt trận 33; Tổ chức thành viên: 108; Doanh nghiệp: 3; Thành phần khác: 451; Nữ số lượng: 294; Dân tộc: 647; trẻ tuổi: 428; ngoài đảng: 167; tái cử: 218. Đối với cấp huyện tổng số đơn vị bầu cử cấp huyện 11; Số đại biểu HĐND được bầu là 35; Tổng số kết quả hội nghị hiệp thương là 58; Phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chuyên trách Đảng: 4; Chính quyền: 17; Chuyên trách mặt trận: 01; Tổ chức thành viên: 3; Thành phần khác 33; Nữ: 25; Dân tộc: 41; Trẻ tuổi: 29; ngoài đảng: 6; Tái cử: 17.

Ngoài ra, huyện Bá Thước còn chỉ đạo lực lượng Công an thường xuyên tổ chức công tác nắm tình hình dư luận trong quần chúng nhân dân và trên các diễn đàn trên không gian mạng, rà soát nắm các xu hướng hệ tư tưởng dư luận trong nhân dân liên quan đến cuộc bầu cử. Thường xuyên tham mưu cho Ban chỉ đạo 35 huyện viết đăng tải, chia sẻ lan tỏa các thông tin bài viết có nội dung định hướng dư luận về cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Đối với công tác niêm yết danh sách cử tri tại các xã ở huyện Bá Thước đã được triển khai hoàn tất trước ngày 13/4/2021. Công tác thông tin, tuyên truyền về ngày bầu cử đang được triển khai bằng các hình thức như viết căng 315 khẩu hiệu; 200 pa nô áp phích; 28 cụm tin tuyên truyền cỡ lớn tại các xã, thị trấn trong huyện.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử sẽ góp phần quan trọng giúp cuộc bầu cử diễn ra thành công tốt đẹp

Đối với Phòng VH-TT, Trung tâm VH-TT, Thể thao và Du lịch huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị và doanh nghiệp để đảm bảo thông tin liên lạc; phối hợp với lực lượng Công an huyện tăng cường công tác đảm bảo an ninh thông tin, có biện pháp ngăn chặn các hoạt động tán phát tài liệu, thông tin chống Đảng, chống Nhà nước, chính quyền trên Internet và các kênh thông tin khác.

Theo lãnh đạo UBND huyện Bá Thước, huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về bầu cử. Nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch: Tiểu ban ANTT huyện giao Công an huyện phối hợp với Hội luật gia huyện Bá Thước tuyên truyền luật bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, đồng thời xây dựng triển khai các phương án kế hoạch đảm bảo ANTT từ huyện đến cơ sở, làm tốt công tác rà soát nhân sự, kịp thời phát hiện nhân sự không đạt tiểu chuẩn để tham mưu cho Uỷ ban kiểm tra, Ban tổ chức loại trừ ra khỏi danh sách nhân sự.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội
    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
    (TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
  • Vang mãi tiếng chiêng ba

    Vang mãi tiếng chiêng ba

    15:32 22/09/2023
    Có dịp lên Ba Tơ (Quảng Ngãi) vào ngày lễ, Tết hay mừng lúa mới, du khách sẽ được nghe tiếng chiêng ba vang vọng khắp núi rừng. Âm thanh băng qua khe suối, vọng lên núi đồi, khi trầm hùng, khi rạo rực, thổn thức… như đời người nơi làng quê đi qua những mùa bão tố rồi mùa xuân yên vui, như vòng đời của đồng bào dân tộc từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành…
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
  • Lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc tiếp xúc với đồng bào DTTS 14 tỉnh phía Bắc
    Ngày 14/9, tại Yên Bái, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch tiếp xúc với đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2023.
  • Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo
    Tỉnh Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo. Khai thác tốt hơn lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và các tuyến đường nối với Lào, Campuchia.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO