Rộn ràng ngày bầu cử sớm ở 6 xã biên giới Quảng Nam

Lan Anh | 16/05/2021, 12:34

(TN&MT) - Sáng 16/5, cử tri 6 xã biên giới của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã nô nức đi bầu cử sớm. Trong không khí phấn khởi, các cử tri không quên chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho ngày bầu cử.

Tại các điểm bầu cử của xã Đắc Pring (huyện Nam Giang), từ sáng sớm, đồng bào nơi đây đã gác lại công việc hàng ngày cùng nhau đi đến nơi bỏ phiếu. Dọc các ngả đường dẫn đến điểm bầu cử, sắc màu đặc trưng trên trang phục của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng.. đã tạo nên khung cảnh rực rỡ nơi vùng biên giới.

Từ sáng sớm, cử tri 6 xã biên giới Quảng Nam đã cùng nhau đi đến nơi bỏ phiếu để dự khai mạc và bỏ phiếu

Tại điểm bầu cử số 4 xã Đắc Pring, đúng 7 giờ, sau lễ chào cờ, các cử tri đã tiến hành bỏ phiếu lựa chọn những người đủ đức, đủ tài đáp ứng đủ tiêu chí là Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong không khí phấn khởi, các cử tri vẫn không quên chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho ngày hội chung. Trước lúc bầu cử, cử tri sẽ được đo thân nhiệt, sát trùng khử khuẩn, đặc biệt là giữ khoảng cách cần thiết lúc bỏ phiếu bầu cử để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Trước lúc bầu cử, cử tri sẽ được đo thân nhiệt, sát trùng khử khuẩn

Trước đó vào chiều ngày 15/5, ngành Y tế huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cũng đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn tại các điểm bầu cử sớm ở 6 xã biên giới huyện Nam Giang.

Cử tri Y Dừa (26 tuổi, trú thôn 48, xã Đắc Pring) chia sẻ, anh không khỏi hồi hộp vì đây là lần đầu tiên được đi bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 .

Mọi người đều nhắc nhở nhau đảm bảo quy định phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho ngày bầu cử

 “Những ngày qua, tôi có đến điểm bầu cử xem tiểu sử của các ứng cử viên để có thông tin và lựa chọn ứng cử viên phù hợp để phục vụ cho Đảng, Nhà nước. Tôi hy vọng những đại biểu được ứng cử sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ và đưa địa phương, đất nước phát triển” – cử tri Y Dừa cho hay.

Sau khi khai mạc, các cử tri bắt đầu bỏ những lá phiếu đầu tiên 

Ông Võ Xuân Ca, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho biết, các điểm bầu cử ở xã Đắc Pring đã có sự chuẩn bị chu đáo, từ điểm chính đến các thùng phiếu phụ. Bên cạnh công tác chuẩn bị chu đáo cho ngày bầu cử, công tác phòng chống dịch cũng được chính quyền địa phương triển khai tích cực, đúng quy định.

Theo Ủy ban bầu cử huyện Nam Giang, toàn huyện có 17.487 cử tri, trong đó, 6 xã vùng biên giới gồm: xã Đắc Pring, Đắc Pre, Đắc Tôi, La Dêê, La Êê và Chơ Chun có hơn 4.800 người đi bầu cử sớm vào sáng 16/5.

Bài liên quan
  • Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp trong bối cảnh dịch bệnh
    Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể công tác chuẩn bị trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm cuộc bầu cử diễn ra an toàn, thành công. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình chuẩn bị bầu cử.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO