Hiệu quả từ những chiếc loa phát thanh tự động cảnh báo đuối nước ởHà Tĩnh

Đức Cảnh | 04/08/2021, 18:21

(TN&MT) - Thời gian gần đây, loa phát thanh tự động đã phát huy hiệu quả tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh trong việc tuyên truyền phòng, chống đuối nước ở trẻ em, nhất là trẻ em khu vực miền núi, sống gần các ao, hồ, sông, suối. Đẩy mạnh nhân rộng mô hình này trước thực trạng trẻ em bị đuối nước ngày một gia tăng, đặc biệt trong thời gian kỳ nghỉ hè, thời tiết nắng nóng đang được xem là việc làm cấp bách.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, thống kê tại Hà Tĩnh cho thấy, toàn tỉnh có có 16 vụ đuối nước làm chết 18 thanh, thiếu nhi. Nguyên nhân của các vụ việc do các em học sinh tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng; chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch dẫn đến bị trượt chân, ngã xuống nước.

Xuất phát từ thực trạng trên, mô hình loa phát thanh tự động - sáng kiến mà Tỉnh đoàn Hà Tĩnh nghiên cứu, sáng tạo để cảnh báo đuối nước tại những nơi nguy cơ cao được triển khai thực hiện. Từ tháng 4/2021, vào các thời gian cao điểm, hệ thống loa phát thanh tuyên truyền cảnh báo đuối nước xuất hiện, bắt đầu kích thích sự chú ý và nâng cao ý thức cảnh giác cho các cháu thiếu nhi nói riêng, người dân nói chung.

Mô hình loa phát thanh tự động cảnh báo đuối nước, một sáng kiến hay được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả

Ở huyện miền núi Hương Khê, địa phương có số trẻ em chết do đuối nước cao nhất tỉnh trong 6 tháng đầu năm được xem là thực trạng đáng báo động. Do đó, triển khai lắp đặt mô hình loa phát thanh cảnh báo đuối nước bằng năng lượng mặt trời, kết hợp điểm phao cứu sinh tại khu vực đập Ba Ra, thuộc địa phận xã Phú Gia là một trong những giải pháp tuyên truyền đầy sáng tạo.

Sau thời gian thí điểm và nhận được những tín hiệu tích cực, người dân đánh giá cao, mô hình loa phát thanh tự động tiếp tục được triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương. Theo đó, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã chỉ đạo lắp đặt 5 mô hình loa phát thanh tự động cảnh báo đuối nước và 18 điểm phao cứu sinh tại các huyện Thạch Hà, Đức Thọ... có nguy cơ cao về đuối nước ở trẻ em.

Vào dịp hè, thời tiết nắng nóng thì nguy cơ xảy ra đuối nước trẻ em rất cao

Được biết, mô hình loa tuyên truyền cảnh báo được thiết kế chạy bằng năng lượng mặt trời, cài đặt thiết bị thông minh tự động phát thanh cảnh báo nguy cơ tai nạn đuối nước và có thể phát thêm các nội dung như bảo vệ môi trường, phòng chống dịch Covid-19... Ngoài công thiết kế, lắp đặt, hiện nay tổng nguồn kinh phí để có thể lắp đặt các thiết bị tại một điểm khoảng 10 triệu đồng.

Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Nguyễn Ny Hương chia sẽ: “Đây là mô hình mới, được lắp đặt tại các điểm nóng về tình trạng đuối nước. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình tại các địa phương trong toàn tỉnh, đồng thời nghiên cứu thêm các giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa để hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em”.

Bài liên quan
  • Người dân bản Xua Lông mong có điện lưới quốc gia
    (TN&MT) - Bản Xua Lông, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có 77 hộ dân với 100% là đồng bào Mông sinh sống, đến nay cả bản vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế không thể phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer
    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
  • Nghệ An: Hàng nghìn phật tử tham dự Đại lễ Phật đản tại chùa Viên Quang
    Ngày 21/5/2023, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản phật lịch 2567 với sự tham gia của Chư Tôn Đức, các vị đại biểu và hơn 4.000 quý Phật tử và nhân dân.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Phài Lừa – Lễ hội độc đáo vùng sông nước Hồng Phong
    Tại huyện Bình Gia (Lạng Sơn), có một lễ hội cứ 3 năm mới tổ chức một lần, vào năm nhuận và đúng ngày 4/4 âm lịch. Đó chính là Phài Lừa - Lễ hội truyền thống của người dân xã Hồng Phong và các xã lân cận nơi con sông Bắc Giang chảy qua.
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Tọa đàm: Giữ gìn văn hóa dân tộc Việt qua góc nhìn nghệ thuật búp bê đương đại
    Bằng niềm say mê, yêu thích trước vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) đã thiết kế, sáng tạo hàng nghìn búp bê tinh xảo trong trang phục 54 dân tộc Việt Nam. Anh mong muốn đưa văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua những sản phẩm búp bê đặc sắc và tinh tế.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO