Dân tộc - Tôn giáo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê đồng bào Chăm tại Bình Thuận

Theo TTXVN/Báo Tin tức 16:07 24/09/2024

Sáng 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê 2024 (Tết Katê).

Chú thích ảnh
Đồng chí Hầu A Lềnh chúc mừng Tết Katê 2024 của đồng bào Chăm.

Đoàn đã đến thăm và tham quan Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận tại huyện Bắc Bình. Tại đây, Đoàn xem các nghệ nhân tiêu biểu người Chăm biểu diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm, trình bày các nhạc cụ người Chăm… Đoàn đã chúc Tết Katê 2024 và tặng quà cho 9 người có uy tín là đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn ở huyện Bắc Bình.

Chú thích ảnh
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc tham quan Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc toàn thể đồng bào Chăm nhân dịp Tết Katê 2024 nhiều thắng lợi mới, đoàn kết và gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống, lao động, sản xuất. Đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để phát huy vai trò cũng như thúc đẩy sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong đó tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, với điều kiện của từng dân tộc.

Chú thích ảnh
Đồng chí Hầu A Lềnh tặng quà chúc mừng Tết Katê 2024 của đồng bào Chăm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn các vị chức sắc và người có uy tín tiếp tục làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương đến với đồng bào Chăm để cho đồng bào thêm hiểu, đồng thuận, thống nhất và tham gia triển khai, nhất là trong các phong trào thi đua như xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đời sống văn hóa khu dân cư cùng các phong trào thi đua khác của địa phương...

Ông Hầu A Lềnh mong muốn trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Bình tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong năm 2024, góp phần xây dựng quê hương Bắc Bình ngày càng giàu đẹp. Tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của người Chăm, bảo tồn tiếng nói và chữ viết của người Chăm.

Chú thích ảnh
Đồng chí Hầu A Lềnh tặng quà chúc mừng Tết Katê 2024 cho những người có uy tín là đồng bào Chăm theo đạo Bà la môn huyện Bắc Bình.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình Nguyễn Công Lý cho biết, hằng năm, vào ngày 1/7 Chăm lịch (thường vào cuối tháng 9, đầu tháng 10) lễ Katê của người Chăm được khai diễn và kéo dài trong 3 ngày. Lễ chính được tổ chức tại các đền, tháp Chăm như tháp Pô Sah Inư, Đền Pô Nít...

Đặc biệt, vào ngày 2/10 tới, tại di tích tháp Pô Sah Inư sẽ diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia đối với Linga vàng của tỉnh Bình Thuận. Việc các di vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận và kết hợp lễ hội Ka tê được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng, góp phần phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương, nâng cao ý thức ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét văn hóa các dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của huyện Bắc Bình và của tỉnh Bình Thuận.

Chú thích ảnh
Đồng chí Hầu A Lềnh (giữa), trò chuyện với nghệ nhân làm gốm Chăm.

Bắc Bình là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận với 25 dân tộc sinh sống. Dân số toàn huyện hơn 132 nghìn người, trong đó có 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt có 3 xã và 2 thôn xen ghép thuần đồng bào Chăm. Đồng bào Chăm huyện Bắc Bình hiện nay có 5.300 hộ/23.189 khẩu, chiếm 15,47% dân số toàn huyện. Năm 2024, đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Chăm đã cùng với nhân dân trong huyện đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội của huyện.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điện Biên: Người Hà Nhì gìn giữ di sản trang phục dân tộc
(TN&MT) - Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình "tìm chữ" của người Mông đầu tiên ở Tà Cóm
    Sùng A Pó là người đầu tiên của bản Tà Cóm được học Đại học. Trên hành trình “tìm chữ” Pó đã trải qua bao vất vả, gian truân. Sau khi học xong, Pó trở về cống hiến cho bản làng, cho biên giới với ước nguyện đổi thay vùng đất khó, xa xôi và hẻo lánh.
  • E-magazine: Yên Bái tạo cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
    Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cấp ủy, chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Sơn La: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024
    Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng.
  • Lào Cai: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bàn giao, tặng quà cho bà con thôn Làng Nủ
    (TN&MT) - Ngày 15/12, tại Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức bàn giao, tặng quà cho người dân thôn Làng Nủ.
  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
  • “Từ Vùng Cao Đến Trời Cao”: Giai điệu yêu thương, góp sức xây nhà cho đồng bào miền núi
    (TN&MT) - Giữa tiết trời se lạnh đặc trưng của Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cổ kính thêm phần ấm áp bởi những giai điệu ngọt ngào và ánh sáng lung linh từ đêm nhạc thiện nguyện "Từ Vùng Cao Đến Trời Cao".
  • Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Bái: Giúp đồng bào thêm gắn bó với rừng
    (TN&MT) - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có hơn 51.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào vùng cao được nâng lên, người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
  • Quảng Ngãi: Phát triển du lịch gắn với đồng bào dân tộc thiểu số
    Ngày 23/11, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với báo Văn Hóa tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
  • Sở TN&MT Gia Lai: Làm tốt công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, trong năm 2024, Sở TN&MT đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.
  • Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sơn La
    (TN&MT) – Những ngày này, đường làng, ngõ xóm, từng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu…. Không khí vui tươi, sôi nổi đón Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã lan tỏa đến từng người dân, từng hộ gia đình.
  • Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La thành công tốt đẹp
    (TN&MT) – Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dự và chỉ đạo Đại hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO