Dân tộc - Tôn giáo

Phó Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Hà Giang

Theo TTXVN/Báo Tin tức 21:47 17/10/2024

Chiều 17/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Hà Giang, nhân chuyến thăm Thủ đô Hà Nội và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quyền Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng; lãnh đạo Ủy ban Dân tộc... cùng dự buổi gặp mặt.

Chúc mừng tỉnh Hà Giang đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chia sẻ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc Việt Nam. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, các chủ trương, chính sách về dân tộc thiểu số ngày càng được hoàn thiện. Đảng và Nhà nước dành nguồn lực ngày càng cao cho công tác phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bào ở mọi miền Tổ quốc được hưởng các thành tựu phát triển của đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Nhà nước, Phó Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời biểu dương đóng góp tích cực, hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng tỉnh Hà Giang nói riêng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Phó Chủ tịch nước cho biết, cả nước đang ra sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII, chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng. Đất nước ta đang đứng trước thời cơ để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Bối cảnh và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó có vai trò quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước để thực hiện các mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ra.

Phó Chủ tịch nước mong muốn, trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc tiếp tục nắm bắt tình hình, tham mưu xây dựng, hoàn thiện và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc; ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và đô thị, giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng phát triển khác trong cả nước.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Hà Giang tiếp tục củng cố, duy trì và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc toàn tỉnh để khuyến khích, vận động nhân dân nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, đói nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp hơn, xứng đáng là địa đầu của Tổ quốc.

Tỉnh Hà Giang chăm lo phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; phát huy tiềm năng thế mạnh, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc...; xây dựng địa phương trở thành điểm đến đặc sắc. Mỗi người dân - những người hiểu rõ nhất về mảnh đất, con suối, địa hình quê hương, nỗ lực tìm ra mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất, kinh doanh, giao thương..., thích ứng với xu hướng mới.

Chú thích ảnh
Quanh cảnh gặp mặt. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Cảm ơn Phó Chủ tịch nước dành thời gian gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long khẳng định, những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang đã đóng góp to lớn công sức của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương.

Trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang sẽ cụ thể hóa chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024 và nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị tốt đại hội đảng bộ các cấp năm 2025.

Chú thích ảnh
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chụp ảnh lưu niệm với đại biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Theo đó, sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2019, có 8/10 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng tiếp tục có bước phát triển khá. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm gần 6%; các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%. Ba Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai quyết liệt; tập trung bố trí nguồn lực cho giai đoạn 2021-2025 trên 10 nghìn tỷ đồng...

Trong đó, công tác dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh từng bước phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...

Bài liên quan
  • Thái Nguyên: Chính sách mới về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
    HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là chính sách có ý nghĩa, không chỉ đáp ứng nhu cầu về đất ở, đất sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS...

(0) Bình luận
Nổi bật
Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình "tìm chữ" của người Mông đầu tiên ở Tà Cóm
    Sùng A Pó là người đầu tiên của bản Tà Cóm được học Đại học. Trên hành trình “tìm chữ” Pó đã trải qua bao vất vả, gian truân. Sau khi học xong, Pó trở về cống hiến cho bản làng, cho biên giới với ước nguyện đổi thay vùng đất khó, xa xôi và hẻo lánh.
  • E-magazine: Yên Bái tạo cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
    Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cấp ủy, chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Sơn La: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024
    Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng.
  • Lào Cai: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bàn giao, tặng quà cho bà con thôn Làng Nủ
    (TN&MT) - Ngày 15/12, tại Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức bàn giao, tặng quà cho người dân thôn Làng Nủ.
  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
  • “Từ Vùng Cao Đến Trời Cao”: Giai điệu yêu thương, góp sức xây nhà cho đồng bào miền núi
    (TN&MT) - Giữa tiết trời se lạnh đặc trưng của Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cổ kính thêm phần ấm áp bởi những giai điệu ngọt ngào và ánh sáng lung linh từ đêm nhạc thiện nguyện "Từ Vùng Cao Đến Trời Cao".
  • Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Bái: Giúp đồng bào thêm gắn bó với rừng
    (TN&MT) - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có hơn 51.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào vùng cao được nâng lên, người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
  • Quảng Ngãi: Phát triển du lịch gắn với đồng bào dân tộc thiểu số
    Ngày 23/11, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với báo Văn Hóa tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
  • Sở TN&MT Gia Lai: Làm tốt công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, trong năm 2024, Sở TN&MT đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.
  • Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sơn La
    (TN&MT) – Những ngày này, đường làng, ngõ xóm, từng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu…. Không khí vui tươi, sôi nổi đón Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã lan tỏa đến từng người dân, từng hộ gia đình.
  • Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La thành công tốt đẹp
    (TN&MT) – Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dự và chỉ đạo Đại hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO