Dân tộc thiểu số

Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc

Hoàng Nghĩa 08:37 03/11/2024

(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.

Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; đại diện lãnh đạo một số Bộ, Ban, ngành Trung ương và các tỉnh vùng Đông Bắc.

screenshot_20241102_202232_chrome.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu dự khai mạc Ngày hội.

Phát biểu Khai mạc Ngày hội, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, đây là sự kiện nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều dân tộc với kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển đất nước, vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, những năm qua, các tỉnh vùng Đông Bắc đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, các thiết chế văn hóa, thể thao góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng, các giá trị văn hóa tốt đẹp đã và đang được đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc bảo tồn, phát huy, tạo thành nguồn lực, là động lực quan trọng để các dân tộc vùng Đông Bắc vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên.

Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững đất nước, Bộ VHTT&DL đã bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc.

20241102_202047.jpg
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Ngày hội.

Việc tổ chức Ngày hội lần này là minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc nói riêng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh nội sinh cho dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.

Đặc biệt, Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc tham gia giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc hội nhập và vươn xa”, thông qua các hoạt động của Ngày hội để đồng bào dân tộc các tỉnh vùng Đông Bắc phát huy tinh thần đoàn kết, chia sẻ yêu thương, cùng giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của thiên tai, nhanh chóng xây dựng lại cuộc sống yên bình, ổn định và phát triển.

“Những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ sẽ còn được nối tiếp, vun đắp và tô đậm hơn theo dòng chảy của lịch sử, đó cũng là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đại đoàn kết, ý chí bất khuất, khát vọng vươn lên của các dân tộc Việt Nam nói chung, người dân vùng Đông Bắc nói riêng, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để các tỉnh vùng Đông Bắc cùng cả nước nỗ lực hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

20241102_195409.jpg
Đông đảo người dân và du khách thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại lẽ khai mạc.
20241102_200249.jpg

Tại Lễ khai mạc, các đại biểu và du khách đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc được thực hiện bởi hơn 500 diễn viên, nghệ nhân các địa phương với chủ đề “Đông Bắc-Tự hào và tỏa sáng” gồm 3 chương: “Sắc màu Đông Bắc,” “Đông Bắc-Bản trường ca quang vinh” và “Đông Bắc-Tự hào và tỏa sáng.

Các tiết mục ca ngợi vẻ đẹp văn hóa của 8 tỉnh vùng Đông Bắc với hoạt cảnh núi non kì vĩ, phong cảnh hữu tình nên thơ. Qua đó thể hiện Đông Bắc là xứ sở tươi đẹp, nơi sinh sống của nhiều đồng bào các dân tộc khác nhau, chính sự đa dạng ấy làm phong phú về bản sắc văn hóa, với nhiều đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng.

20241102_192424.jpg
Du khách tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng, riêng có của các tỉnh vùng Đông Bắc.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI diễn ra từ ngày 2-4/11 với sự tham gia của 8 tỉnh gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lạng Sơn.

fb_img_1730559219594.jpg
Ngày hội diễn ra nhiều hoạt động thể thao, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Đông Bắc...
fb_img_1730559188236.jpg

Ngày hội có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa; Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; Trưng bày, chế biến và giới thiệu nghệ thuật ẩm thực; Hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian; Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, Hội thảo Khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển” và nhiều hoạt động hấp dẫn khác góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Đông Bắc tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
(TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
Đừng bỏ lỡ
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO