Mức hỗ trợ người dân ổn định đời sống và sản xuất khi thu hồi đất?

Phạm Oanh | 03/08/2021, 19:02

(TN&MT) - Hiện nay, gia đình tôi được Trung tâm phát triển quỹ đất huyện lập Phương án bồi thường cho gia đình như sau: Đất ở 350.000 đồng/m2; Đất trồng cây lâu năm khác có giá: 49.000 đồng/m2. Tổng diện tích đất đất thu hồi là 780m2. Cả gia đình tôi đều là nông dân và nguồn sống chính là từ nông nghiệp. Xin hỏi, gia đình tôi có được hưởng hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất sau khi bị thu hồi đất ở và đất nông nghiệp hay không? (Nguyễn Văn Tám, Bắc Kạn).

Câu hỏi của bạn, Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Theo quy định, khi gia đình bạn bị thu hồi đất thì Nhà nước bồi thường dưới hình thức một diện tích đất nông nghiệp tương đương với diện tích đất đã được thu hồi. Nếu trong trường hợp không có đất để đền bù thì sẽ được bồi thường bằng tiền đồng thời được hỗ trợ chi phí liên quan, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi thu hồi toàn bộ đất ở và đất nông nghiệp. Việc hỗ trợ này được quy định cụ thể tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

Đối tượng được hỗ trợ

Theo quy định, đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp sau: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp theo đúng quy định; Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;

Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra còn có hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm tường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuốc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

Điều kiện và mức hỗ trợ

Điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất thực hiện theo quy định sau đây: Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường quy định ày thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

Về mức hỗ trợ: Nếu thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;

Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Như vậy, tuỳ thuộc vào việc gia đình bạn thuộc đối tượng nào sẽ nhận được mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất tương ứng khi Nhà nước thu hồi đất.

Bài liên quan
  • Cách tính tiền đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh miền núi như thế nào?
    (TN&MT) - Ông Hoàng Văn Chấn, huyện Bảo Lộc, tỉnh Cao Bằng hỏi: Nhà tôi có 400m2 đất trồng cây hàng năm. Đầu năm 2021, địa phương có quyết định thu hồi để xây dựng công trình công cộng. Xin hỏi, khi bị thu hồi như vậy, nhà tôi được hưởng tiền đền bù và hỗ trợ như thế nào? Cách tính tiền đền bù ra sao? Mức giá đền bù cụ thể là bao nhiêu?

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chính sách công nhận quyền sử dụng đất khai hoang như thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Ánh Dương (Thái Nguyên) hỏi: Gia đình tôi đang sử dụng mảnh đất được ông cha để lại. Mảnh đất này ông nội tôi khai hoang từ trước năm 1990. Xin hỏi, bây giờ gia đình tôi có thể làm sổ đỏ cho mảnh đất này được không?
  • Khai thác khoáng sản xâm phạm đường biên giới bị xử phạt như thế nào?
    (TN&MT) – Tại địa phương nơi tôi sinh sống, người dân miền núi thường tự ý san đất đồi, khai thác khoáng sản… Những hành vi này nhiều khi vô tình làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, công trình biên giới. Xin hỏi, những hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Phạt nặng hành vi khai thác lâm sản trái phép
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thị Chấn (Bắc Kạn) hỏi: Nơi gia đình tôi sinh sống có rất nhiều cánh rừng tự nhiên. Hằng ngày, gia đình tôi vẫn chia nhau vào rừng khai thác măng, tre, nấm… Vì thuộc hộ dân tộc miền núi nghèo nên gia đình tôi được hỗ trợ một phần chi phí để làm nhà. Xin hỏi, gia đình tôi có được vào rừng chặt cây về làm nhà hay không? Khi chặt cây làm nhà chúng tôi có bị phạt hay không?
  • Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc năm 2022 như thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Hương (Thái Nguyên) hỏi: Gia đình tôi thuộc diện nghèo, sinh sống trên địa bàn miền núi, khó khăn. Hiện, gia đình tôi đang gặp khó khăn về khai thác nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Xin hỏi, gia đình tôi có được nhận hỗ trợ của nhà nước để giải quyết khó khăn về nguồn nước hay không?
  • Chính sách mới nhất về hỗ trợ đất, tiền chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc miền núi?
    Bạn đọc Hoàng Hải Yến (Điện Biên) hỏi: Gia đình tôi là hộ đồng bào dân tộc miền núi. Hiện nay, gia dình tôi đang thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Xin hỏi, gia đình tôi sẽ được hỗ trợ về đất sản xuất như thế nào? Nếu không được hỗ trợ về đất sản xuất, gia đình tôi có được hỗ trợ tiền để chuyển đổi nghề hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO