Đắk Lắk: Nâng cao nhận thức về công tác phòng dịch covid – 19 cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phạm Hoài | 04/08/2021, 11:05

(TN&MT) - Tính đến thời điểm sáng ngày 4/8, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 299 ca dương tính với Covid -19. Trong đó, có nhiều ca dương tính là người dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung tại một số buôn thuộc huyện Cư Kuin.

Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng liên quan đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cách ly, khoanh vùng, truy vết kịp thời. Song song với đó, thực hiện công tác vận động, tuyên truyền người dân tại các địa phương, nhất là những vùng có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hiểu rõ hơn về những nguy hiểm do dịch bệnh covid -19 gây ra. Để từ đó, nhận thức của mỗi người dâ dần được nâng cao.

Phòng dịch không quên giữ gìn vệ sinh môi trường

Ghi nhận tại huyện Cư Kuin, tính đến sáng ngày 4/8, toàn huyện đã ghi nhận 63 trường hợp nhiễm Covid -19; có 657 trường hợp F1 đang theo dõi sức khỏe và cách ly, giám sát y tế, trong đó có 80 ca được cách ly tại khu cách ly tập trung của huyện. Nhằm hạn chế tình trạng lây nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người dân, huyện Cư Kuin đã triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm "4 tại chỗ", góp phần giảm thiểu áp lực cho hệ thống y tế cấp tỉnh.

Cán bộ y tế tuyên truyền vận động người dân phòng chống dịch Covid -19 tại Đắk Lắk

Hiện tại, huyện Cư Kuin đã triển khai Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ, ngày 24/7 đến hết ngày 7/8, khẩn trương siết chặt việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19 trên toàn địa bàn, nhất là các buôn đang bị phong tỏa. Các xã cũng đã lập 128 chốt phòng, chống dịch bệnh trên các cửa ngõ. Huyện cũng đã thành lập một đoàn công tác gồm 12 người để tuyên truyền, vận động, đôn đốc, giám sát, duy trì trật tự của nhân dân tại các buôn đang thực hiện phong tỏa.

Theo ông Nguyễn Quốc Viện, Chủ tịch UBND xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin, toàn xã có hơn 47% là người dân tộc thiểu số phía Bắc và trên 1.000 người dân đang làm việc tại các tỉnh thành phía Nam, trong đó có khoảng 95% đã trở về địa phương. Để tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, xã đã thành lập 10 tổ phòng, chống dịch tại các thôn buôn; thành lập các tổ truyên truyền, tổ truy vết dịch bệnh Covid -19.

Song với công tác phòng chống dịch bệnh thì việc bảo vệ môi trường cũng được lãnh đạo các xã và huyện Cư Kuin hết sức quan tâm, chú trọng. Đặc biệt, đối với rác thải y tế phát sinh do dịch bệnh như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ…Theo đại diện lãnh đạo huyện Cư Kuin trong thời gian qua huyện cũng chủ động phối hợp với Trung tâm y tế huyện thu gom, xử lý, phân loại các loại rác thải y tế. Song song đó, vận động tuyên truyền người dân ở các địa phương nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác thải sinh hoạt, nhất là các loại rác y tế liên quan đến phòng dịch covid -19 đúng nơi quy định để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Liên quan đến vấn đề này,  ông Y Giang Gry Niê Knơng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, để đảm bảo việc quản lý và xử lý rác thải y tế hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có. Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu vực cách ly trên địa bàn tỉnh khẩn trương xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu giữ, và xử lý chất thải, đặc biệt đối với chất thải y tế tại các khu vực nêu trên để phù hợp với việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng chống dịch Covid-19.

Tăng cường việc tổ chức thực hiện và thường xuyên giám sát công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.

Công tác tuyên truyền rất quan trọng

Theo lãnh đạo ngành y tế tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian dịch bệnh covid -19 đang bùng phát và có chiều hướng diễn biến phức tạp thì ý thức chấp hành của người dân là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Đắk Lắk  ở một số buôn làng tập trung nhiều hộ dân tộc thiểu số sinh sống họ vẫn chưa nắm hết các quy định về phòng dịch cũng như mối đe doạ mang tên Covid -19. Do đó, thời gian qua các nhân viên y tế cùng phối hợp với các ngành chức năng “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để áp dụng bắt buộc khai báo y tế, tiến hành cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Thực hiện khoanh vùng cách ly và phong tỏa ngay khu vực dân cư có yếu tố dịch tễ.

Phong toả một buôn tại huyện Cư Kuin khi xuất hiện các ca dương tính với Covid -19.

 Ngoài ra, thường xuyên phát loa tuyên truyền phổ biến các quy định của Bộ y tế, các văn bản quy định trong phòng dịch của địa phường bằng xe lưu động và xe máy đối với vùng sâu vùng xa với cường độ ngày một dày hơn. Để từ đó, bà con dân tộc thiểu số hiểu và nắm rõ hơn qua từng ngày nhằm phần nào hạn chế tối đa những rủi ro do dịch bệnh gây ra.

Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Phó GĐ Trung tâm y tế KRông Bông, tỉnh Đắk Lắk, do người dân sống thưa thớt, chủ yếu sống bằng nghề làm nông, làm ở trong rẫy khu vực khá xa xôi, đường đi lại vất vả nên nhân viên y tế đi lại khó khăn hơn những nơi khác khá nhiều. Thời gian qua, đơn vị chủ động phối hợp với các thôn, buôn vận động nhân dân chủ động phòng, chống COVID-19, khai báo ngay khi thấy bất thường. Cùng với đó, xây dựng những người có uy tín trong cộng đồng phối hợp thông tin kịp thời cho các tổ phòng chống covid -19 nhằm nhanh chóng xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Bài liên quan
  • Đắk Lắk tăng cường thanh tra quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai
    (TN&MT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc về kiểm tra, chỉ đạo giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài tại tỉnh Đắk Lắk.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO