Cử tri vùng biên Sốp Cộp sẵn sàng cho ngày bầu cử

Nguyễn Nga | 22/05/2021, 22:21

(TN&MT) - Hòa cùng bầu không khí hân hoan của cử tri cả nước chờ ngày cầm lá phiếu trên tay đi bầu cử, cử tri các dân tộc huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cũng đang hướng về ngày bầu cử với niềm tin bầu ra những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Cử tri xã Mường Lạn tìm hiểu tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử.

Xã biên giới Mường Lạn có 12 tổ bầu cử, hơn 5.000 cử tri và có 42 người ứng cử để bầu 26 đại biểu HĐND xã. Để ngày bầu cử diễn ra thành công, xã đã phối hợp với lực lượng biên phòng đứng chân trên địa bàn, đến từng nhà dân tuyên truyền, giải thích về quyền lợi, trách nhiệm cử tri và các quy định về bầu cử. Hiện, cử tri ở Mường Lạn đã sẵn sàng đi bỏ phiếu vào ngày 23/5.

Công tác chuẩn bị cho Ngày bầu cử đã hoàn tất.

Ông Hoàng Văn In, cử tri bản Mường Lạn, xã Mường Lạn chia sẻ: Cuộc bầu cử sắp tới tôi rất vui và phấn khởi, chúng tôi sẽ lựa chọn những người có trách nhiệm đối với cử tri, lựa chọn người đủ đức đủ tài để quan tâm đến nhân dân.

Còn với chị Lò Thị Hậu, bản Mường Lạn, xã Mường Lạn, sau khi tìm hiểu tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử tại khu vực bỏ phiếu số 5, nhà văn hoá bản Mường Lạn, chị Hậu cho biết: Tôi sẽ nghiên cứu thật kỹ tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên để có những lựa chọn đúng đắn, khách quan nhất. Qua đó, lựa chọn được những đại biểu đủ tâm, đủ tầm đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Huyện Sốp Cộp sẵn sàng cho Ngày hội non sông

Còn tại xã vùng cao biên giới Mường Lèo, những ngày này, trên loa truyền thanh liên tục phát các nội dung liên quan đến công tác bầu cử bằng tiếng phổ thông, tiếng Thái và tiếng Mông.

Toàn xã có hơn 2.000 cử tri, 36 người ứng cử để bầu 21 đại biểu HĐND xã. Xã đã thành lập 5 ban bầu cử và 13 tổ bầu cử, tương ứng với 13 điểm bỏ phiếu. Song song với công tác chuẩn bị bầu cử, xã cũng chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19; xây dựng phương án phòng, chống dịch cho cuộc bầu cử, chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn đầy đủ trong ngày diễn ra bầu cử.

Huyện Sốp Cộp ra quân diễu hành tuyên truyền về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp.

Bầu cử Quốc hội khóa XV, huyện Sốp Cộp thuộc đơn vị bầu cử số 2, có 4 người ứng cử; bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026, huyện Sốp Cộp thuộc đơn vị bầu cử số 7, có 7 người ứng cử; toàn huyện có 29.697 cử tri; 8 đơn vị bầu cử cấp huyện; 49 đơn vị bầu cử cấp xã với 91 khu vực bỏ phiếu.

Ngay từ những ngày đầu, huyện Sốp Cộp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Mở chuyên mục “Đại biểu nhân dân” tuyên truyền trên sóng truyền thanh của huyện 6 lần/ngày.

 

Tổ chức các chương trình văn nghệ xen kẽ nội dung tuyên truyền; tuyên truyền lưu động tại Trung tâm hành chính huyện và 8 xã; chiếu phim lưu động gắn với tuyên truyền bầu cử tới các bản vùng cao, biên giới; tuyên truyền trực quan pa no, băng zôn, khẩu hiệu hướng về ngày bầu cử... với mục tiêu chú trọng đưa thông tin về bầu cử đến toàn thể cử tri trong toàn huyện, đặc biệt là cử tri các xã biên giới để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của sự kiện chính trị trọng đại này, qua đó thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu ra những đại biểu xứng đáng nhất, đại diện cho ý chí, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Nội vụ huyện Sốp Cộp cho biết: Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đã được UBND huyện Sốp Cộp và các cấp chỉ đạo đảm bảo theo quy định.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, và các xã tổ chức thành công các hội nghị tiếp xúc cử tri, tạo điều kiện cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến Chương trình hành động của mình nếu trúng cử và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc, hiểu rõ hơn người ứng cử. Trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng nhất làm đại biểu nhân dân.

Tuổi trẻ Sốp Cộp ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường...

Thiết thực chào mừng Cuộc bầu cử vào ngày mai - 23/5

Về cơ sở vật chất, mọi công tác chuẩn bị từ hòm phiếu, bảng niêm yết ứng cử viên, phiếu bầu và công tác vệ sinh, trang trí ở điểm bỏ phiếu đã được hoàn thành. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp hiện nay, UBND huyện đã xây dựng kịch bản chi tiết trong việc phòng chống dịch bệnh trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng, cũng như các trường hợp phải cách ly tại các cơ sở cũng được xây dựng chi tiết và tập huấn đến các thành phần tham gia tổ bầu cử.

Với sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo cử tri, tin tưởng rằng ngày 23/5 sẽ là ngày hội lớn, là cơ hội để cử tri các dân tộc huyện Sốp Cộp sáng suốt lựa chọn, bầu ra những người có đủ đức đủ tài đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Xây dựng tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030
(TN&MT) - Ngày 16/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã chủ trì họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026-2030.
Đừng bỏ lỡ
  • Đề xuất xây dựng đạo luật về lĩnh vực dân tộc
    (TN&MT) - Đây là nội dung đặt ra tại Hội thảo xác định nội hàm và việc áp dụng trong hệ thống chính sách, pháp luật một số thuật ngữ liên quan vấn đề dân tộc và phân định vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO