Bình Định: Huyện miền núi Vân Canh đã có xã đầu tiên về đích nông thôn mới

Mỹ Bình | 18/06/2021, 22:12

(TN&MT) - Xã Canh Vinh là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Vân Canh 18km về hướng Đông Bắc. Canh Vinh vinh dự là xã đầu tiên của huyện miền núi Vân Canh tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới sau bao sự nỗ lực bền bỉ.

Toàn xã có 9 thôn với diện tích tự nhiên 99,54 km2, dân số 9.788 nhân khẩu với 2.862 hộ (trong đó có 08 hộ dân tộc thiểu số, 34 nhân khẩu chiếm tỷ lệ : 0,35 % so với tổng dân số). Người dân trong xã sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và một bộ phận tham gia nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ ĐT 638 ( nay là Quốc Lộ 19C) và đường phía Tây tỉnh ĐT 638 nối liền các vùng trên địa bàn huyện Vân Canh, huyện Tuy Phước và thành phố Quy nhơn nên rất thuận lợi trong giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Diên mạo Canh Vinh hôm nay đã thay đổi 

Năm 2013, xã Canh Vinh được UBND huyện Vân Canh phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Đảng ủy, UBND xã nhận thấy, đây là chương trình thiết thực của người dân với vai trò là chủ thể sẽ mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, là điều kiện tốt để huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng địa phương giàu đẹp.

Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tuy có những thuận lợi song không ít khó khăn. Bởi Canh Vinh là địa phương có địa hình bị chia cắt do con sông Hà Thanh nên thường bị tác động trực tiếp của thiên tai như: hạn hán vụ hè thu, lũ lụt, sa bồi thủy phá vào mùa mưa.

Yếu tố thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn tình hình phát triển kinh tế của địa phương, làm thiệt hại về cơ sở hạ tầng, tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập chủ yếu của hộ dân phụ thuộc vào nông nghiệp, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mang tính nhỏ lẻ nên mức thu nhập của người dân còn thấp. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Cùng đó, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi các công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có đầu tư nhưng còn ít, chỉ mới đáp ứng một phần yêu cầu cho xây dựng nông thôn mới.

Đường làng, thôn xóm trong xã sanh, sạch, đẹp hơn 

Ngoài nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia được cấp trên phân bổ cho địa phương thụ hưởng, ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ, UBND xã tiếp tục sử dụng tối đa nguồn thu ngân sách tự cân đối được hằng năm để đối ứng các công trình trọng điểm, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác trong đầu tư. Đồng thời định hướng về khoản tự đóng góp của nhân dân bằng hình thức cộng đồng dân cư tự quyết định mức đóng góp của từng công trình bê tông xi măng đường thôn, xóm mà hộ dân trực tiếp thụ hưởng phù hợp với khả năng tự có của hộ. Nhờ đó mà tổng vốn huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ năm 2013 đến nay ước đạt 73.649,935 triệu đồng.

Trước những khó khăn nhưng cũng là thách thức để Canh Vinh phấn đấu hoàn thành về đích xây dựng nông thôn mới. Căn cứ bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, tổng số tiêu chí xã Canh Vinh tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%.

Canh Vinh nỗ lực không ngừng để về đích nông thôn mới 

Chia sẻ với chúng tôi về niềm vinh dự lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, Chủ tịch UBND xã Canh Vinh Trần Văn Bài cho biết: Kết quả nổi bật trong thực hiện chương trình đó là huy động nguồn lực trong dân tham gia chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn trên tinh thần tự giác, tự nguyện tham gia hiến đất mở rộng đường đi. Điện, đường, trường, trạm ngày càng hoàn thiện. Nhà cửa người dân ngày càng khang trang, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và các cơ quan chuyên môn cấp trên giúp địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch và giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 – 2020.

Ông Trần Văn Bài chia sẻ thêm: Chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được nâng cao; quốc phòng, an ninh trật tự được giữ vững.

Đời sống người dân được nâng lên nhờ phát triển nông nghiệp

Chủ tịch UBND huyện Vân Canh Lương Đình Tiên chia sẻ: Canh Vinh đã phát huy tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của người dân, từ đó phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới lan tỏa rộng khắp. Sau gần 7 năm thực hiện chương trình, xã Canh Vinh đã huy động được trên 73,64 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện lưới, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã, góp phần nâng cao sản xuất, đời sống địa phương. Từ sự thành công của xã Canh Vinh là xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn nông thôn mới, UBND huyện Vân Canh tiếp tục hỗ trợ cho xã Canh Hiển sẽ là xã tiếp theo của huyện về đích nông thôn mới trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
    (TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Bảo vệ môi trường trong quan niệm Phật giáo
    (TN&MT) - Trong thông điệp về bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh, Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.
  • Niềm tin bảo vệ môi trường của người Công giáo
    (TN&MT) - Đối với tín đồ Công giáo, bảo vệ môi trường sống và đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu là những vấn đề cần được quan tâm, nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau. Vấn đề này đã được Đức Giáo hoàng Francis đề cập trong Thông điệp Laudato Sí.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO