Tập trung tuyên truyền, phát huy nội lực của nông dân và đồng bào DTTS

Ngọc Trâm | 13/10/2021, 18:21

(TN&MT) - Đó là nội dung chính trong Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2013 - 2020 và ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Ủy ban Dân tộc và Hội nông dân Việt Nam. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hoàng Thị Hạnh; Y Thông; các Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Đinh Khắc Đính, Nguyễn Xuân Định; đại diện Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc 2 cơ quan.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa 2 cơ quan giai đoạn 2021 - 2025.

 Nhiều chính sách cho vùng DTTS và miền núi

Trình bày Báo cáo kết quả Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2013 - 2020, Trưởng Ban Dân tộc, Tôn giáo, Quốc phòng an ninh của Hội Nông dân Việt Nam cho biết, công tác phối hợp giai đoạn 2013 - 2020 đã được 2 cơ quan nghiêm túc quán triệt trên cơ sở bám sát các mục tiêu, nội dung Chương trình phối hợp số 951 và tình hình thực tiễn ở địa phương để xác định rõ nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức phù hợp. Ở các địa phương đã có 52/52 tỉnh, thành phố ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Dân tộc với Hội Nông dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ DTTS được các cấp Hội quan tâm, mở hàng chục nghìn lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, chuyên ngành tại các tỉnh với hàng triệu lượt hội viên tham gia.

Từ năm 2013 đến nay, trong công tác phối hợp ở các địa phương đã triển khai nhiều Đề án, dự án và mô hình, các hoạt động hỗ trợ nông dân (vật tư, phân bón, vốn); tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trọng tâm là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động.

Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân đã tích cực phối hợp với các ngành, đặc biệt là với Ủy ban dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, triển khai sâu rộng các nội dung về xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, làng, ấp, bản, văn hóa...; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; Chủ trì, phối hợp tổ chức 499.090 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và các văn bản liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số địa phương chưa xác định rõ cơ chế phối hợp, chưa phân công trách nhiệm một cách cụ thể, chưa phát huy hết thế mạnh của mỗi bên để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện ở từng địa phương; Còn thiếu các mô hình chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình phối hợp để hai cơ quan nghiên cứu, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng; chưa kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những điển hình tiên tiến, những tập thể, cá nhân tiêu biểu…

Theo đó, để tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trưởng Ban Dân tộc, Tôn giáo, Quốc phòng an ninh đề xuất, nội dung Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa 2 cơ quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng nông thôn mới gắn với đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất thông qua các dự án, mô hình trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là phối hợp trong việc thực hiện một số dự án, tiểu dự án trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Chú trọng các dự án trong Chương trình MTQG

Theo Chương trình phối hợp công tác giữa 2 cơ quan gia đoạn mới, Hội Nông dân sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc tham mưu, xây dựng các chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân vùng DTTS và miền núi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các đề án, dự án hoặc trực tiếp thực hiện các dự án trong vùng DTTS. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình nông dân và nông thôn vùng dân tộc và miền núi.

Ủy ban Dân tộc phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân triển khai Đề án “Xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi”; Phối hợp xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; mô hình liên kết hộ, tổ hợp tác...; Tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân các DTTS phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, “ly nông, bất ly hương”, “làng trong phố, phố trong làng”.

Đặc biệt, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban Dân tộc tiếp tục tham mưu phối hợp với Hội Nông dân Việt nam thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, chú trọng một số dự án, tiểu dự án thiết yếu như: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Tiểu Dự án 2 thuộc Dự án 3: “Đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào đồng bào DTTS và miền núi”; Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao các kết quả đạt được trong Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2013 - 2020, đồng thời đã trao đổi, thảo luận nội dung Chương trình phối hợp công tác giai đoạn tới. Một số đại biểu cho rằng, công tác phối hợp giai đoạn tới cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai; cụ thể hóa trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân nhằm triển khai có hiệu quả, đưa những mục tiêu đề ra trong Chương trình ký kết vào cuộc sống…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trao hoa cho Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn 

Phát triển nội lực của nông dân, đồng bào DTTS 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, Hội Nông dân Việt Nam có trên 10,29 triệu hội viên, trong đó trên 1,8 triệu hội viên là người DTTS. Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tình hình nông dân, nông thôn vùng đồng bào DTTS được quan tâm thường xuyên, chỉ đạo sát sao trong triển khai và thực hiện, nhất là ở các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống vật chất, tinh thần còn khó khăn.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhận định, giai đoạn 2013 - 2020, các nội dung phối hợp giữa 2 cơ quan đã được triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả. Theo đó, giai đoạn tới, 2 cơ quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp liên kết, đặc biệt là thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Chủ tịch Hội Nông dân cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện cần lắng nghe, tập hợp ý kiến của nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số phản ánh với cấp ủy, chính quyền. Từ đó, có những chính sách phù hợp với đặc thù của vùng và văn hóa của đồng bào DTTS; góp phần củng cố niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước, tạo động lực cho nông dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua.

"Thông qua các chương trình, chính sách để đẩy mạnh tuyên truyền, từ đó là thay đổi tư duy, hành động, phát huy nội lực của nông dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng vươn lên phát triển bền vững" - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh.

Mặt khác, ngoài thực hiện tuyên truyền thường xuyên, Hội Nông dân Việt Nam sẽ chỉ đạo tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp thông qua xây dựng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh ghi nhận và đồng tình với những chia sẻ, đóng góp của Chủ tịch Hội Nông dân Lương Quốc Đoàn và các đại biểu tham dự Hội nghị. Đồng thời cho biết, để Chương trình phối hợp đạt hiệu quả, bám sát thực tiễn, Ban Dân tộc, Tôn giáo, Quốc phòng an ninh thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Văn phòng điều phối Chương trình MTQG thuộc Ủy ban Dân tộc sẽ là đầu mối tham mưu giúp việc 2 cơ quan triển khai các nội dung của Chương trình phối hợp.

Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa 2 cơ quan sẽ được xây dựng với các nội dung cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của 2 cơ quan và phù hợp với tình hình địa phương; Tổ chức sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp định kỳ hàng năm để có những đánh giá, nhận xét khách quan, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp trong công tác phối hợp và triển khai thực hiện.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình phối hợp phải bám sát phương hướng, nhiệm vụ hàng năm, đẩy mạnh phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân, đồng bào các dân tộc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác dân tộc; tổ chức tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận... của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, hội viên nông dân, bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa 2 cơ quan giai đoạn 2021 - 2025.

Bài liên quan
  • Xây dựng chế độ, chính sách bền vững cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn
    (TN&MT) - Chính sách bảo hiểm y tế đối với người DTTS; chế độ, chính sách hỗ trợ ngành giáo dục; chính sách tín dụng ưu đãi... là những nội dung được thảo luận tại cuộc họp giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ban, ngành về nội dung đánh giá và đề xuất các giải pháp trong thực hiện các chế độ chính sách trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
(TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
Đừng bỏ lỡ
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
  • Bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật hoang dã từ góc nhìn Phật giáo
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của chương trình tọa đàm vừa được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice phối hợp tổ chức, diễn ra tại Giảng đường Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP. Huế), nhằm kêu gọi sự chung tay của tín đồ Phật giáo cùng với cộng đồng tích cực bảo vệ không gian sống của con người và các loài sinh vật.
  • Việt Nam, Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn hai Ủy ban Dân tộc của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào dân tộc.
  • Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo chung sức xây dựng quê hương
    85 năm qua, kể từ khi Phật giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập (năm 1939) và được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo (năm 1999), tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã không ngừng mở rộng, đời sống đồng bào không ngừng được nâng lên.
  • Độc đáo lễ mừng cơm mới dân tộc Thái Quang Huy
    (TN&MT) Tháng 6 - mùa lúa chín, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) náo nức tổ chức lễ mừng cơm mới, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng du khách trong và ngoài tỉnh.
  • Kỷ niệm 85 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo
    Sáng 23/6, tại An Hòa tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã long trong tổ chức Đại lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Giáp Thìn 2024).
  • Yên Bái: Huyện Yên Bình đón nhận quyết định đạt chuẩn nông thôn mới
    (TN&MT) - Tối 22/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới và công bố Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
  • Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”
    (TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
    Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO