Dân tộc - Tôn giáo

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Bái: Giúp đồng bào thêm gắn bó với rừng

Thanh Ngà 10:25 26/11/2024

(TN&MT) - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có hơn 51.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào vùng cao được nâng lên, người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thông qua hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái, từ năm 2012 đến nay đã đạt được những kết quả nổi bật. Minh chứng rõ nhất đó là tiền dịch vụ môi trường rừng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm và quyền lợi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với đó, ý thức chấp hành quy định pháp luật của cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tăng lên; góp phần vào việc bổ sung nguồn vốn cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

14a.jpg
Lực lượng của huyện cùng bà con phát đường băng cản lửa bảo vệ rừng.

Xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải là nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Toàn xã có hơn 3.000ha đất có rừng. Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, số tiền người dân trong xã nhận được từ dịch vụ môi trường rừng là trên 2 tỷ đồng/năm, từ nguồn thu này, người dân có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thêm động lực để chung tay góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Cùng với đó, nhận thức của người dân trong xã về việc bảo vệ rừng cũng được nâng lên, không còn xảy ra tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy.

Anh Mùa A Mạnh - Trưởng bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông chia sẻ, Bản được giao quản lý trên 700ha rừng, nguồn được chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân trong bản, hàng năm vào mùa khô, bản phân công các hộ trực phòng cháy rừng 24/24h và thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng. Người dân trong bản cũng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và mua thêm cây, con giống để nuôi trồng phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nói về hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Chủ tịch xã Púng Luông Thào A Páo cho rằng, chính sách này thực sự rất quan trọng đối với người dân vùng cao, nơi có diện tích che phủ rừng lớn. Trên cơ sở số tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả cho người dân đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bà con trên địa bàn của xã. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn xã nói riêng cũng như trên địa bàn huyện Mù Cang Chải nói chung.

Là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, Mù Cang Chải có trên 82.000ha rừng nằm trong lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Lưu vực sông Hồng, sông Đà, Nậm Tha và Nậm Xây. Hiện tại, huyện có 3 đơn vị chủ rừng gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải, Hạt Kiểm lâm quản lý diện tích rừng đặc dụng và UBND các xã quản lý diện tích rừng sản xuất.

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải hiện đang quản lý diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng là trên 54.000ha. Trong năm 2024, đơn vị chi trả hơn 40 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho nhân dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, phí dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, đóng góp vào ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó, tình trạng lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải quản lý đã giảm rõ rệt.

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải cho biết: Để thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải đã tổ chức giao khoán đến cộng đồng dân cư và hộ gia đình một cách đầy đủ, rõ ràng trên cả bản đồ và thực địa.

Đồng thời, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ xung kích thường xuyên kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng đối với người dân. Để đảm bảo công khai minh bạch trong công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải luôn thực hiện sớm công tác tổ chức nghiệm thu, họp bàn đánh giá kết quả thực hiện của diện tích rừng giao khoán để chi trả kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao khoán.

Cùng với việc làm tốt công tác bảo vệ rừng, trong những năm qua, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải còn thường xuyên đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và phát triển rừng mỗi năm trồng mới được từ 250 - 400ha với các loại cây: Thông mã vĩ, sơn tra, de, dổi, trám, lát, pơ mu... cùng với đó còn khoanh nuôi bảo vệ được hàng trăm ha và chăm sóc được hàng nghìn ha rừng.

Vì màu xanh của những cánh rừng, huyện Mù Cang Chải quyết tâm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng phấn đấu nâng độ che phủ trên địa bàn huyện trên 70% trong năm 2025.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điện Biên: Người Hà Nhì gìn giữ di sản trang phục dân tộc
(TN&MT) - Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, với nhiều nét văn hóa độc đáo. Những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, hòa quyện trong từng điệu múa, câu hát; những nghi thức, lễ hội cổ truyền đặc sắc... được gìn giữ, duy trì, phát triển.
Đừng bỏ lỡ
  • Hành trình "tìm chữ" của người Mông đầu tiên ở Tà Cóm
    Sùng A Pó là người đầu tiên của bản Tà Cóm được học Đại học. Trên hành trình “tìm chữ” Pó đã trải qua bao vất vả, gian truân. Sau khi học xong, Pó trở về cống hiến cho bản làng, cho biên giới với ước nguyện đổi thay vùng đất khó, xa xôi và hẻo lánh.
  • E-magazine: Yên Bái tạo cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới
    Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái xác định công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, cấp ủy, chính quyền và các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Sơn La: Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) – Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024
    Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng.
  • Lào Cai: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bàn giao, tặng quà cho bà con thôn Làng Nủ
    (TN&MT) - Ngày 15/12, tại Khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức bàn giao, tặng quà cho người dân thôn Làng Nủ.
  • Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
    (TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
  • “Từ Vùng Cao Đến Trời Cao”: Giai điệu yêu thương, góp sức xây nhà cho đồng bào miền núi
    (TN&MT) - Giữa tiết trời se lạnh đặc trưng của Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long cổ kính thêm phần ấm áp bởi những giai điệu ngọt ngào và ánh sáng lung linh từ đêm nhạc thiện nguyện "Từ Vùng Cao Đến Trời Cao".
  • Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Yên Bái: Giúp đồng bào thêm gắn bó với rừng
    (TN&MT) - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện có hơn 51.000ha rừng phòng hộ đầu nguồn, những năm qua, nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đời sống của đồng bào vùng cao được nâng lên, người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
  • Quảng Ngãi: Phát triển du lịch gắn với đồng bào dân tộc thiểu số
    Ngày 23/11, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với báo Văn Hóa tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
  • Sở TN&MT Gia Lai: Làm tốt công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, trong năm 2024, Sở TN&MT đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kết nghĩa với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.
  • Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Sơn La
    (TN&MT) – Những ngày này, đường làng, ngõ xóm, từng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Sơn La được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu…. Không khí vui tươi, sôi nổi đón Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã lan tỏa đến từng người dân, từng hộ gia đình.
  • Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La thành công tốt đẹp
    (TN&MT) – Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập, chung tay xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững. Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dự và chỉ đạo Đại hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO