Theo đó, Thái Bình đã xây dựng được 8 mô hình điểm tại các cơ sở tôn giáo, 3 mô hình điểm tại các trường hạ của đạo Phật về tham gia BVMT. Các mô hình đã phát huy tốt vai trò làm điểm, là hạt nhân, nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH, từng bước nhân rộng trong các cơ sở tôn giáo trong tỉnh.
Phật tử xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà chỉnh trang đường làng, ngõ xóm. Ảnh: Nguyễn Giang |
Nhiều nơi đã có các mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như: mô hình “Khu dân cư BVMT, ứng phó với BĐKH”, “Tuyến đường tự quản về BVMT” trong các xã có đông đồng bào đạo Công giáo ở huyện Tiền Hải, huyện Đông Hưng; mô hình “Chủ động trong việc thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; trồng nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp” ở các chùa thuộc huyện Vũ Thư, TP. Thái Bình…
Các nội dung của Chương trình phối hợp còn được lồng ghép vào việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào "Toàn dân tham gia BVMT", phong trào “Chùa cảnh 4 gương mẫu”, “Xứ họ đạo 4 gương mẫu”... đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành và các đoàn thể, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân cũng như các cộng đồng tôn giáo.
Qua đó, hình thành cơ chế hỗ trợ hiệu quả, phát huy nội lực, tự quản trong nhân dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, nguồn lực xã hội trong xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp.