Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không “khát”

Phương Anh | 01/11/2021, 18:48

(TN&MT) - Những năm qua, Chính phủ đã ban hành một số chương trình, chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Trên cơ sở đó, đã huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và nguồn lực của nhân dân để thực hiện các chính sách, đầu tư xây dựng các công trình, góp phần đảm bảo vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Đòn bẩy để đầu tư cho nước sạch

Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn qua 3 giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2015, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020, Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình 30a… và sự đóng góp của các tổ chức quốc tế, lĩnh vực nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Nhờ các quyết sách lớn này, đến nay, cả nước hiện có 88,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đ,ó 51% dân số nông thôn (khoảng 33 triệu người) sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, cấp nước quy mô hộ gia đình lần lượt là 41% và 10%.

Công trình nước sạch góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào nghèo.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho 28,3 triệu người (44% tổng dân số nông thôn). Trong đó, hoạt động bền vững chiếm 33,1%, tương đối bền vững chiếm 35,3%, kém bền vững chiếm 17%; không hoạt động chiếm 14,6%. Các công trình hoạt động bền vững và tương đối bền vững chiếm tỉ lệ 68,4%, tập trung chủ yếu tại các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi các công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động chiếm tỉ lệ 31,6% tập trung chủ yếu ở miền núi phía bắc (35%), Bắc Trung Bộ (35%), Nam Trung Bộ (44%) và Tây Nguyên (48%)...

Chính sách trợ lực cho đồng bào nghèo

Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 7/7/2017.

Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Phai Tre (Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) phát huy hiệu quả.

Cụ thể là hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 của Thông tư này được hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

 Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2021-2025” đang được Bộ NN&PTNT xây dựng với các giải pháp như: Ưu tiên hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho công tác nước sạch nông thôn tại các vùng khó khăn; sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cấp nước sạch nông thôn; xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước… Mục tiêu cấp nước đến năm 2025 đảm bảo 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc.

Theo quy định, nếu như các hộ thuộc danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bình quân mỗi gia đình 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Nhưng trong trường hợp cần thiết nếu chính quyền địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lên phương án hỗ trợ đối với từng hộ gia đình hay 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt nhưng vẫn trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung.

Bài liên quan
  • Nam Đông (Thừa Thiên - Huế): Giải “bài toán” nước sạch cho đồng bào miền núi
    (TN&MT) - Hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thời gian qua thiếu nước sạch trầm trọng, họ phải chật vật tìm nguồn nước, thậm chí dùng nước bẩn, nước không đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cơ quan chức năng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy nước sạch để sớm phục vụ bà con.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO