Phát triển bền vững

Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao

Tuyết Trang 20:09 17/06/2024

Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.

Từ dự án thí điểm

Theo lãnh đạo thị trấn Lang Chánh, cánh đồng lúa khu phố Trùng được thị trấn định hướng vận động người dân áp dụng quy trình sản xuất theo hướng tập trung cùng một giống lúa với diện tích 7 ha, giống lúa lai Thái Xuyên 111... Ủy ban nhân dân thị trấn cùng doanh nghiệp đã hỗ trợ tiền giống cho bà con nhân dân với tổng số tiền trên 20 triệu đồng, có 91 hộ dân tham gia, được cán bộ chuyên môn tập huấn từ quy trình xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và áp dụng quản lý nước tưới theo kỹ thuật “ướt khô xen kẽ”.

anh-1(1).jpg
Cánh đồng lúa chất lượng cao tại khu phố Trùng

Hiện đang trong giai đoạn thu hoạch, cây lúa đồng đều, bông vàng trĩu hạt, theo đánh giá, khi áp dụng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao thì rất thuận lợi. Trong việc canh tác, bà con cùng xuống giống đồng loạt, nông dân giảm được lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; giảm lượng nước tưới so với canh tác truyền thống; năng suất lúa đạt 60 tạ/ha tổng sản lượng đạt 4,2 tấn, cao nhất từ trước tới nay.

Ủy ban nhân dân thị trấn đánh giá cao tính hiệu quả mà mô hình mang lại, đặc biệt là thực hiện đúng mục tiêu trọng tâm được đề ra của mô hình là nâng cao chất lượng lúa từ 1 héc-ta xây dựng vùng lúa chất lượng cao. Tới đây, thị trấn sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao ở các cánh đồng có điều kiện thuận lợi để góp phần nâng cao giá trị cây lúa và nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Việc triển khai mô hình trồng lúa chất lượng cao đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trồng lúa, cánh đồng cung một loại giống nên thuận tiện trong việc cung cấp nước tưới, cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo cấy cho đến thu hoạch. Mô hình đã tạo được sự an tâm cho nông dân sản xuất lúa trên địa bàn thị thị trấn.

Nông dân vui mừng được mùa lúa vụ Đông Xuân

Những ngày này, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân đang rộn ràng trên khắp các cánh đồng ở thị trấn Lang Chánh. Cây lúa cho năng suất cao, khiến nông dân phấn khởi... Trên cánh đồng lúa khu phố Phống Bàn, năm nào cũng vậy Nhân dân đều đưa máy gặt đập liên hợp chạy hết công suất để kịp gặt theo danh sách đăng ký của bà con trong khu phố để tiết kiệm thời gian.

anh-2.jpg
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất, máy gặt đập liên hoàn đang hoạt động hết công suất tại cánh đồng khu phố Phố Bàn

Trên ruộng lúa vừa thu hoạch xong, nhìn từng bao lúa được chất lên xe chở về nhà, ai cũng vui mừng khi vụ lúa năm nay hơn hẳn các năm trước. Theo nhận định năng suất đạt khoảng 53 - 55 tạ/ha, lúa được mùa khiến bà con Nhân dân vô cùng phấn khởi.

Vụ Đông Xuân năm nay thị trấn gieo trồng 144 ha lúa, đạt 110% kế hoạch, là một trong những địa phương có diện tích lúa nước lớn nhất của huyện; năng suất dự kiến 53 tạ/ha. Ngoài niềm vui trúng mùa, nông dân trồng lúa thị trấn còn phấn khởi hơn bởi thuận lợi trong việc thu hoạch, dự trữ nguồn rơm làm thức ăn cho trâu, bò.

Ngoài ra, việc tăng cường đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa giúp nông dân giảm công lao động, tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ, chi phí thuê máy gặt liên hợp thu hoạch lúa là 250.000đồng/sào rất thuận tiện và nhanh gọn; sau khi lúa đóng bao chở về phơi khô.

Đây được xem là vụ lúa chủ lực trong năm, được người nông dân đặt nhiều kỳ vọng về một vụ mùa bội thu. Bước vào vụ sản xuất, mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng UBND thị trấn đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương bảo đảm nguồn nước tưới từ công trình thủy lợi, điều tiết nguồn nước tưới hợp lý theo từng cánh đồng.

Bên cạnh đó, thị trấn chỉ đạo các khu phố tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân tiến hành các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, sử dụng nhiều giống lúa mới, năng suất cao, chủ động phòng trừ sâu bệnh… Nhờ đó, năng suất lúa thu hoạch thực tế đạt từ 55 - 58 tạ/ha, một số chân ruộng được bà con chăm sóc tốt năng suất ước đạt gần 60 tạ/ha.

Ông Hoàng Văn Thao, người dân khu phố Trùng cho biết: Gia đình ông có năm khẩu, được lãnh đạo thị trấn động viên, ủng hộ gia đình đã trồng thí điểm giống lúa Thái Xuyên 111, vụ đầu thu nhập bình thường, nhưng từ vụ thứ 2 trở đi năng suất đạt trên 55 tạ/ha. Từ chỗ quanh năm thiếu ăn, thì nay gia đình tôi không những đã đủ gạo ăn quanh năm, mà còn dư dật để bán nuôi con ăn học, ông Thao cho biết thêm.

Đến nay, thị trấn đã thu hoạch trên 20% diện tích gieo trồng, dự kiến đến cuối tháng 5, nông dân sẽ thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa Đông Xuân. Hy vọng bằng những mô hình sản xuất hay, cách làm giỏi không những giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Đóng cửa mỏ sét kaolin tại Lang Chánh
    (TN&MT) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3344/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ sét kaolin tại xã Trí Nang, huyện Lang Chánh của Công ty TNHH Khai thác và chế biến khoáng sản liên doanh Việt Nhật (Công ty Việt Nhật).

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Hơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy hiểm
    Hơn 70% số xã với hơn 50% tổng diện tích tỉnh Yên Báo có nguy cơ trượt lở đất đá ở mức cao và rất cao. Việc đánh giá hiện trạng và xây dựng được bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai.
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO