Nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn

Linh Chi | 13/11/2021, 08:22

(TN&MT) - Bộ TN&MT vừa công bố Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn năm 2016-2020. Trong đó nêu rõ, tại khu vực nông thôn, thực hiện tiêu chí số 17 của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Một số địa phương đã đẩy mạnh việc thành lập đơn vị thu gom CTRSH hoặc thí điểm các mô hình phân loại, xử lý rác hữu cơ, điển hình như tại tỉnh Hưng Yên, hiện đã có khoảng 98,42% số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh tham gia với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế. Việc thu gom, xử lý cũng mới bước đầu được áp dụng đối với CTRSH, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Hiện có khoảng 40% số thôn, xã hình thành các tổ, đội thu gom rác tự quản với kinh phí hoạt động do người dân đóng góp, như tại huyện Bình Xuyên và Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh)... Tuy nhiên, hiệu quả thu gom CTRSH còn thấp do hệ thống phân loại và tái chế rác hoạt động chưa tốt hoặc chưa có.

Chị em phụ nữ thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú (Na Hang) thu gom rác thải.

Đối với việc xử lý CTR tập trung quy mô lớn, nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống xử lý bài bản, hiệu quả, quy mô cấp huyện, liên huyện, như: Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), Cẩm Xuyên, Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh), Hưng Yên, Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình), Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam)... Điển hình là tại tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ chôn lấp CTRSH chỉ còn 43% (thấp nhất trong cả nước). Đến nay cả nước đã có 59/63 tỉnh/thành phố phê duyệt quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn. Gần 100% xã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch nông thôn mới, trong đó đều đã xác định vị trí điểm trung chuyển/điểm tập kết rác hoặc bãi chôn lấp quy mô nhỏ. 42/63 tỉnh/thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có một số địa phương triển khai trên phạm vi toàn tỉnh (như các tỉnh Nam Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh...).

Hiện nhiều nơi tại các vùng nông thôn đang có xu hướng đầu tư đại trà lò đốt CTRSH ở tuyến huyện, xã. Đây là giải pháp tình thế góp phần nhanh chóng giải quyết vấn đề xử lý CTRSH hiện đang tồn đọng tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nếu những lò đốt này không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong quá trình vận hành sẽ dẫn đến việc phát sinh ô nhiễm thứ cấp, phát thải các khí độc hại vào môi trường, đặc biệt phát thải dioxin và furan.

Bài liên quan
  • Huyện vùng cao Đầm Hà nỗ lực bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ môi trường của huyện Đầm Hà đã có những chuyển biến tích cực, từ nhận thức đến hành động của người dân, nhất là đối với bà con vùng DTTS ở các xã vùng cao. Qua đó, các têu chí về môi trường đều đạt, góp phần quan trọng vào mục tiêu đưa Đầm Hà trở thành huyện NTM.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO