Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng 150 ngôi nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Võ Hà | 18/02/2022, 08:47

(TN&MT) - Ngày 17/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương. Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng 150 ngôi nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn.

Báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết, thực hiện nhiệm vụ năm 2021, tỉnh Quảng Ngãi chịu nhiều khó khăn do tác động dịch Covid-19, thiên tai, lũ lụt, tuy nhiên với sự đoàn kết quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận nhân dân và doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực.

ctn2.jpg
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Quảng Ngãi


Đó là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,05 %, đây là mức tăng trưởng cao nhất ở miền trung. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 24.193 tỷ đồng, đạt 133,7% dự toán HĐND tỉnh giao, vượt 51,1% chỉ tiêu Trung ương giao.

Trong thời gian đến, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển Trung tâm logistics khu vực cảng biển Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế biển, cảng biển. Chủ đạo thực hiện hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đứng thứ 5 trong khu vực kinh tế miền Trung, tăng trưởng cao nhất trong khu vực này, đặc biệt là thành tựu trong thu ngân sách, xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới.

Đối với 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường, Chủ tịch nước mong muốn tỉnh Quảng Ngãi chú ý quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, rà soát quy hoạch tổng thể với tầm nhìn xa hơn, định hướng cơ cấu phát triển Khu Kinh tế Đung Quất, đóng góp tích cực và quan trọng hơn nữa vào nền kinh tế quốc dân.

ctn.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng 150 ngôi nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh cần chỉ đạo sát sao hơn nữa với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống người nông dân, nâng cao hiệu quả quản trị công nghệ sản xuất nông nghiệp để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị quốc gia.

Cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương, Chủ tịch nước nhấn mạnh tỉnh Quảng Ngãi cần khơi dậy và phát huy được tinh thần tự lực, tự cường trong toàn Đảng bộ, cấp huyện, cấp xã và người dân, miền núi, vươn lên mạnh mẽ hơn. Phương pháp tiếp cận, chìa khóa cho sự thành công Quảng Ngãi nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng về con người và chính quyền thực sự kiến tạo và phát triển để nhiều dự án vào đây.

Chủ tịch nước tin tưởng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi sẽ đồng tâm hiệp lực cùng xây dựng và phát triển địa phương.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng 150 ngôi nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn.

Trước đó, cùng sáng 17/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa tại Khu mộ nhà chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng tại núi Thiên Ấn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer
    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
  • Nghệ An: Hàng nghìn phật tử tham dự Đại lễ Phật đản tại chùa Viên Quang
    Ngày 21/5/2023, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản phật lịch 2567 với sự tham gia của Chư Tôn Đức, các vị đại biểu và hơn 4.000 quý Phật tử và nhân dân.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Phài Lừa – Lễ hội độc đáo vùng sông nước Hồng Phong
    Tại huyện Bình Gia (Lạng Sơn), có một lễ hội cứ 3 năm mới tổ chức một lần, vào năm nhuận và đúng ngày 4/4 âm lịch. Đó chính là Phài Lừa - Lễ hội truyền thống của người dân xã Hồng Phong và các xã lân cận nơi con sông Bắc Giang chảy qua.
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Tọa đàm: Giữ gìn văn hóa dân tộc Việt qua góc nhìn nghệ thuật búp bê đương đại
    Bằng niềm say mê, yêu thích trước vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) đã thiết kế, sáng tạo hàng nghìn búp bê tinh xảo trong trang phục 54 dân tộc Việt Nam. Anh mong muốn đưa văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua những sản phẩm búp bê đặc sắc và tinh tế.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO