Mù Cang Chải nhiều hoạt động văn hóa đón năm mới

Thanh Ngà | 02/01/2021, 18:47

(TN&MT) - Từ ngày 1-3/1, UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) tổ chức Lễ hội giã bánh dày lần thứ nhất và các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu 2021.

Lễ hội giã bánh dày huyện Mù Cang Chải lần thứ nhất mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền đến toàn thể cán bộ và các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng, lành mạnh.

Mù Cang Chải nhiều hoạt động văn hóa đón năm mới

Đồng thời, cũng là dịp tăng cường giao lưu, học hỏi, duy trì và phát huy tinh thần đoàn kết, tạo không khi vui tươi, phấn khởi, tinh thần hăng hái thi đua lao động sản xuất, hướng tới chào mừng kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021), chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Hòa trong không khí vui tươi những ngày đầu năm, anh Giàng A Pàng - Xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải phấn khởi nói: “Bản thân tôi rất vui khi được trực tiếp tham gia các trò chơi, qua đây được học hỏi, giao lưu với các xã bạn. Bản thân mong muốn những năm tiếp theo, huyện sẽ tiếp tục duy trì được những hoạt động văn hóa như năm nay tạo không khí vui tươi và có thêm cơ hội phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Hội thi giã bánh dày là năm đầu tiên huyện Mù Cang Chải tổ chức

Tại hội thi giã bánh dày lần thứ nhất năm 2021 đã diễn ra chương trình nghệ thuật chào xuân 2021 với sự tham gia của các diễn viên chuyên và không chuyên trên địa bàn huyện cùng các nghệ nhân dân gian. Chương trình có các tiết mục ca, múa, nhạc ca ngợi quê hương, đất nước, tình yêu và mùa xuân. Đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của huyện vùng cao Mù Cang Chải. Chương trình nghệ thuật chào xuân đầy ấm áp đã thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương đến xem và cổ vũ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân nơi đây trước thềm năm mới.

Hội thi tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân

Em Sùng Bích Ngọc - Lớp 9A, trường PTDT Nội trú Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Em cảm thấy vui và phấn khởi khi được tham gia vào lễ hội của huyện để góp phần giữ gìn và phát huy nét văn hóa của dân tộc mình. Bản thân là học sinh em luôn nghĩ rằng, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông mình là rất cần thiết”.

Ngoài chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc huyện vùng cao Mù Cang Chải, điểm nhấn của lễ hội chính là lễ hội giã bánh dày diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của 26 đội thi. Tham dự lễ hội, trong thời gian 1 giờ15 phút các đội đã thực hiện đầy đủ các quy trình làm bánh: Vo gạo, thổi xôi, quạt, tạo màu cho bánh với nhiều màu sắc đa dạng, hấp dẫn và cùng nhau giã bánh, thuyết trình về sản phẩm của đội mình.

Những chiếc bánh dày phải đảm bảo thơm ngon, mềm mịn và mùi vị hấp dẫn. Hội thi không chỉ là sân chơi bổ ích, lý thú mà còn tạo không khí vui xuân đón tết cho đồng bào. Đây cũng là hoạt động nhằm tôn vinh nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Song song hội thi giã bánh dày còn diễn ra hội thi múa khèn Mông. Tham  dự hội thi có 14 đơn vị trường học bán trú và nội trú trên địa bàn huyện. Mỗi đội thi có 60 học sinh cùng nhau thể hiện 1 bài đồng diễn múa khèn Mông, múa khăn theo cặp nam nữ trong thời gian từ 8 – 10 phút.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu các đội đã đem đến hội thi nhiều điệu múa đặc sắc, mang đậm màu sắc dân tộc Mông. Song song với hoạt động giã bánh dày, tại huyện Mù Cang Chải cũng đã diễn ra các trò chơi dân gian như: Ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, nhảy bao bố...

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để chuẩn bị cho bà con đón 3 ngày tết dương lịch năm nay, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đến các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó thấy được các xã đến dự lễ hội với không khí vui tươi, phấn khởi, bà con chuẩn bị từ trang phục, dụng cụ và cử những thành viên khéo tay nhất và làm bánh giày giỏi nhất của xã mình đến để dự thi.

Trong khuôn khổ chương trình mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu 2021, từ ngày 6/2 đến 16/2, huyện Mù Cang Chải sẽ tổ chức các hoạt động thiết thực như: Thi biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc; thi trình diễn trang phục dân tộc đẹp; trình diễn đánh quay... Đặc biệt là chương trình nghệ thuật “Sắc xuân Mù Cang Chải” mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới sẽ được tổ chức vào 20h ngày 6/2/2021 hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách một cuộc hành trình đầy ý nghĩa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Quốc hội chất vấn nội dung giảm nghèo, di cư và nguồn vốn cho phát triển vùng đồng bào dân tộc
    Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình làm việc, Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Dân tộc.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và chung tay xây dựng nông thôn mới”
    (TN&MT) - Ngày 24/5, tại chùa Cam Lộ (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra hội nghị sơ kết công tác xây dựng, nhân rộng mô hình “Phật giáo Quảng Trị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM)”.
  • Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Lạng Sơn: Bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống lễ hội trong xu thế hội nhập
    (TN&MT) - Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là miền đất phong phú, đa dạng lễ hội truyền thống, gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao…. Bởi thế, tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, các hoạt động thiết thực để bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống các lễ hội.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO