Dân tộc - Tôn giáo

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội

Theo Chinhphu.vn 24/08/2024 15:09

Sáng 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội.

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 1.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng dự buổi tiếp có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc.

Tại buổi tiếp, Phó Huấn sư Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Hội trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam cảm ơn Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã dành thời gian tiếp đoàn.

Thông tin về tình hình hoạt động của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phó Huấn sư Nguyễn Ngọc Ánh cho biết, Giáo hội luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong suốt 90 năm hình thành và phát triển với phương châm hành đạo "Tu học - hành thiện - ích nước - lợi dân".

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 2.
Phó Huấn sư Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Hội trưởng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát biểu tại buổi tiếp - Ảnh: VGP/Hải Minh

Giáo hội luôn đoàn kết với các tôn giáo trong cả nước, luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Hiện Giáo hội có 212 hội quán từ Khánh Hòa đến Cà Mau, mỗi hội quán đều có phòng thuốc nam Phước Thiện với tổng số 1,5 triệu tín đồ và hội viên; 434 chức sắc; 2.688 chức việc; 3.815 y sĩ, y sinh và hơn 10.000 tình nguyện viên công quả thực hiện việc trồng thuốc, sơ chế thuốc, vận chuyển và trao đổi thuốc.

Trong nhiệm kỳ III (2019-2024), các phòng thuốc nam Phước Thiện đã thực hiện chữa trị cho hơn 16,3 triệu lượt người, phát miễn phí hơn 66,9 triệu thang thuốc… cùng với các hoạt động an sinh xã hội, qua đó đóng góp cho xã hội tương đương với số tiền hơn 2.461 tỷ đồng.

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 3.
Các đại biểu của Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Ảnh: VGP/Hải Minh

Các hoạt động y tế Phước Thiện của Giáo hội nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, góp phần bảo tồn và phát triển nền y học cổ truyền của dân tộc.

Tại các tỉnh, thành phố, chi hội thường xuyên mở các lớp giáo lý căn bản cho tín đồ, hội viên học tập để nắm vững đường lối, phương thức tu học của Giáo hội; mở nhiều khoá giáo lý căn bản, khoá đào tạo, thuyết giảng giáo lý.

Vừa qua, Giáo hội đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội đã sửa đổi bổ sung hiến chương theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo; kiện toàn các ban chuyên môn, sửa đổi nội quy, quy chế và bầu ra 19 vị vào Ban Trị sự Trung ương Giáo hội.

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 4.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương những kết kết quả hoạt động của Giáo hội trong thời gian qua và chúc mừng Giáo hội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 - Ảnh: VGP/Hải Minh

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật Việt Nam ra thăm Thủ đô Hà Nội.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trần Lưu Quang gửi lời chào trân trọng, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất đến các vị lãnh đạo Giáo hội cùng toàn thể đồng bào Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Đồng chí Trần Lưu Quang ghi nhận và biểu dương những kết kết quả hoạt động của Giáo hội trong thời gian qua và chúc mừng Giáo hội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 5.
Đồng chí Trần Lưu Quang tin tưởng và mong rằng Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của Giáo hội; chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, tinh thần đoàn kết đạo, đời ngày càng bền chặt - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đặc biệt, đồng chí Trần Lưu Quang đánh giá rất cao Giáo hội đã chăm sóc sức khoẻ cho rất nhiều người bằng phương pháp y học cổ truyền, nhất là trong giai đoạn đầu đại dịch COVID-19 khi chưa có vaccine và phác đồ điều trị chuẩn mực.

Đồng chí Trần Lưu Quang tin tưởng và mong rằng Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của Ban Trị sự Trung ương, sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của Giáo hội; tăng cường phối hợp với Chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy nguồn lực vốn có giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo gắn với hoạt động an sinh xã hội; chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, tinh thần đoàn kết đạo, đời ngày càng bền chặt.

Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam luôn gắn bó hoạt động tôn giáo với chăm lo an sinh xã hội- Ảnh 6.
Đồng chí Trần Lưu Quang chụp ảnh lưu niệm với Đoàn chức sắc, chức việc Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Ảnh: VGP/Hải Minh

Đồng chí Trần Lưu Quang khẳng định, Nhà nước luôn thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện cho đồng bào tôn giáo và chức sắc hoạt động tôn giáo, phát huy nguồn lực tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người sáng lập ra Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bồng, sinh năm 1886 tại xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp. Ông được tín đồ suy tôn là Đức Tông Sư Minh Trí - Giáo chủ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Bài liên quan
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đưa ra ba đề xuất tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg
    Từ ngày 5-8/6, Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 27 đã được tổ chức tại TP. Saint-Peterburg, Liên bang Nga, với sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo cấp cao của một số quốc gia châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Mỹ Latin và Đông Âu, khoảng 15.000 đại biểu đại diện cho các Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, học giả, thanh niên tiêu biểu từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
(TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
Đừng bỏ lỡ
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
  • Bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật hoang dã từ góc nhìn Phật giáo
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của chương trình tọa đàm vừa được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice phối hợp tổ chức, diễn ra tại Giảng đường Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP. Huế), nhằm kêu gọi sự chung tay của tín đồ Phật giáo cùng với cộng đồng tích cực bảo vệ không gian sống của con người và các loài sinh vật.
  • Việt Nam, Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn hai Ủy ban Dân tộc của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào dân tộc.
  • Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo chung sức xây dựng quê hương
    85 năm qua, kể từ khi Phật giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập (năm 1939) và được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo (năm 1999), tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã không ngừng mở rộng, đời sống đồng bào không ngừng được nâng lên.
  • Độc đáo lễ mừng cơm mới dân tộc Thái Quang Huy
    (TN&MT) Tháng 6 - mùa lúa chín, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) náo nức tổ chức lễ mừng cơm mới, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng du khách trong và ngoài tỉnh.
  • Kỷ niệm 85 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo
    Sáng 23/6, tại An Hòa tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã long trong tổ chức Đại lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Giáp Thìn 2024).
  • Yên Bái: Huyện Yên Bình đón nhận quyết định đạt chuẩn nông thôn mới
    (TN&MT) - Tối 22/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới và công bố Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
  • Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”
    (TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
    Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO