Tái định cư cho người dân khỏi nguy cơ lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi

Thanh Tùng | 08/10/2021, 07:51

(TN&MT) - Khu vực miền núi, địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Giải pháp căn cơ nhất để giải quyết thực trạng này là tiến hành di dân, tái định cư cho người dân khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Giải pháp an toàn

Sau đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020, núi Tà Bang thuộc thôn Ra Ly - Rào, xã Hướng Sơn, huyện miền núi Hướng Hóa xuất hiện vết nứt dài khoảng 200m, rộng từ 20 - 50cm nên nguy cơ sạt lở xảy ra bất cứ lúc nào. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã di dời người dân sinh sống dưới núi Tà Bang đến nơi ở tạm để đảm bảo an toàn. Để người dân có cuộc sống ổn định lâu dài và an toàn, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư. Tháng 9/2021, 45 hộ với 171 nhân khẩu sinh sống dưới núi Tà Bang đã được di dời đến khu tái định cư mới hoàn thành.

Mưa lũ và sạt lở làm xã Hướng Việt (H.Hướng Hóa, Quảng Trị) tan hoang. Ảnh: Thanh Lộc

Ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị, nhất là tại huyện miền núi Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở đất rất cao khi vào mùa mưa lũ. Đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020 trên địa bàn tỉnh đã khiến 56 người chết, trong đó trên 30 người chết do sạt lở đất. Do vậy, ngoài xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa còn tổ chức di dời tái định cư cho hàng chục hộ dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất rất cao như: 56 hộ dân với 271 khẩu ở các thôn Cuôi, Cha Lỳ và bản Cooc Long, xã Hướng Lập; 18 hộ dân ở các thôn Tà Rùng, Cu Dong, Ta Núp, xã Húc.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Quảng Trị cho biết đã lên kịch bản sơ tán, di dời người dân ở vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất khi có mưa lũ để đảm bảo an toàn. Theo đó, tổng số hộ dân cần sơ tán, di dời là trên 1.440 hộ với hơn 6.800 nhân khẩu ở 27 xã thuộc 4 huyện; trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi là Hướng Hóa (746 hộ với hơn 3.500 nhân khẩu), Đakrông (675 hộ với trên 3.200 nhân khẩu).

Cùng với tỉnh Quảng Trị, nhiều khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất mỗi mùa mưa lũ về. Điển hình như nhiều năm nay, 14 hộ dân sống ở khu vực chân đèo Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) luôn thấp thỏm, lo lắng vì sống dưới chân núi đang bị nứt gãy. Từ tuyến quốc lộ 1A dễ dàng nhận rõ vết nứt gãy kéo dài, với khối lượng đất đá khá lớn, nguy cơ sạt trượt trên lưng chừng núi khi có mưa lớn luôn rình rập.

Các hộ dân sống ở khu vực chân đèo Phú Gia (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh: Văn Dinh.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, địa phương đang giao cho huyện Phú Lộc phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát và lập kế hoạch di dân tái định cư để người dân ổn định cuộc sống. Trước mắt, tỉnh sẽ ưu tiên di dời 123 hộ dân với tổng mức đầu tư 52,4 tỉ đồng đối với 34 hộ dân tại xã Lộc Vĩnh, 89 hộ dân tại xã Thượng Nhật đến nơi an toàn. Còn nhiều nơi chưa được di dời tái định cư nhưng có nguy cơ sạt lở, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có phương án di dời tạm thời các hộ dân ở gần khu vực có nguy cơ đến nơi an toàn trong mùa mưa bão.

Hiệu quả lâu dài

Di dời, tái định cư được cho là giải pháp bền vững, có tác dụng lâu dài để giải quyết nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực miền núi. Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp cần nhiều nguồn lực từ về đất đai, tài chính nên việc thực hiện cần có lộ trình, thực hiện từng bước kết hợp với các giải pháp ngắn hạn khác.

Một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ quét, sạt lở đất và cũng là một trong những địa phương làm tốt nhất công tác di dời, tái định cư cho người dân bị sạt lở trong những năm qua là tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, để khắc phục thiệt hại do thiên tai, tỉnh đã tiến hành bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 1776/QĐ-TTg với tổng số 1.197 hộ. Thực hiện hỗ trợ di dời nhà trực tiếp cho hộ gia đình thực hiện di dời, tái định cư trong nội vùng dự án với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ. Tổng số kinh phí đã thực hiện hơn 23 tỷ đồng. Riêng 9 huyện miền núi, từ năm 2013 đến 2016, đã tổ chức thực hiện di dời 772 hộ dân vùng thiên tai; trong đó bố trí tập trung là 444 hộ, bố trí xen ghép là 328 hộ; tổng kinh phí hỗ trợ di chuyển nhà cấp phát trực tiếp đến hộ là hơn 12 tỷ đồng.

Khu tái định cư cho các hộ dân vùng sạt lở Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Trần Tĩnh

Tiếp đó, tỉnh Quảng Nam tiến hành sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn 9 huyện miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Trong đó, tổng kinh phí UBND tỉnh đã bố trí trong 4 năm (2017-2020) cho 9 huyện miền núi thực hiện cơ chế sắp xếp, ổn định dân cư là 385 tỷ đồng. Đến 30/9/2020, có tổng số 6.462 hộ tham gia sắp xếp di dời chỗ ở, bao gồm: 2.836 hộ dân vùng thiên tai; 1.488 hộ dân tộc thiểu số; 2.115 hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; 10 hộ ra khỏi khu vực bảo vệ của rừng phòng hộ, đặc dụng; 13 hộ dân khác cần thiết phải sắp xếp.

Phát biểu tại hội thảo bàn về giải pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai, lũ quét, sạt lở đất gây ra tại miền Trung vào đầu năm 2021, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai, Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thừa nhận, trong năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến những trận lũ quét, sạt lở đất rất khốc liệt tại miền Trung, ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng và nhà cửa của đồng bào. Tuy nhiên, phòng chống loại hình thiên tai này là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Khó khăn ở cả 3 giai đoạn: Cảnh báo, ứng phó và khắc phục.

Đại diện nhiều địa phương miền Trung cho rằng lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai xảy ra đột ngột thì giải pháp cơ bản và quan trọng là xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng vùng, miền; xây dựng, lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống với tỉ lệ phù hợp là cơ sở quy hoạch, bố trí dân cư, chủ động di dời, tái định cư.

Để giảm thiểu lũ quét, sạt lở đất, về lâu dài, các địa phương cần có giải pháp hạn chế tối đa các tác động làm thay đổi trạng thái cân bằng tự nhiên của đồi, núi, sông, suối; hạn chế tự do nương rẫy, chặt phá cây và duy trì thảm thực vật, tán rừng. Vừa rồi Thủ tướng đưa ra giải pháp trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm, cho thấy Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề thảm thực vật. Một tỷ cây xanh ở đây không chỉ khu vực đô thị mà phải tập trung trồng cây gây rừng ở vùng núi. Bên cạnh đó, khi triển khai các công trình như thủy điện, khu du lịch ở miền núi thì phải nghĩ đến lợi ích đồng bào và bảo đảm được sự toàn vẹn về vấn đề biến đổi khí hậu để giảm thiểu rủi ro, nếu không làm như thế thì chúng ta sẽ làm tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất”, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính.

Cùng với di dời, tái định cư, chú trọng công tác quy hoạch cũng là giải pháp để phòng tránh lũ quét, sạt lở đất. Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, biến đổi khí hậu, lũ quét, sạt lở đất không thể lường trước được, vì vậy công tác quy hoạch là rất quan trọng. Chúng ta cần thận trọng lựa chọn địa điểm xây dựng khu dân từ đô thị đến nông thôn và miền núi, phải bảo đảm người dân từ vùng núi đến đồng bằng có nơi ở an toàn, yên ổn, cuộc sống và tài sản của mình được bảo đảm. Trước mắt, các cơ quan Trung ương và địa phương cần chỉ đạo, rà soát tất cả các khu dân cư ở miền núi hẻo lánh để có thể đưa ra những cảnh báo về những khu vực có thể xảy ra biến động về địa chất, thủy văn, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…

Bài liên quan
  • Quan Hóa (Thanh Hóa): Ổn định đời sống, tái định cư cho người dân sau thiên tai
    (TN&MT) - Tháng 8 năm 2018 cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa và tài sản của 15 hộ dân ở bản Ken, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa. Vào thời điểm đó người dân hoang mang khi chỉ trong tích tắc đã không còn chỗ ở. Rất nhanh chóng các ngành chức năng đã sớm triển khai xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ tiền để các hộ di dời tới nơi ở mới an toàn. Cũng từ đó các hộ dân yên tâm sinh sống, phát triển sản xuất và đã thoát nghèo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Con đường ấm no mang tên Lộc Khánh
    Tháng 6/2022, xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đón bằng công nhận xã đạt chuẩn danh hiệu nông thôn mới. Đồng nghĩa với việc, các tiêu chí về kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường, y tế… được nâng lên. Nhắc đến Lộc Khánh giờ đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một địa phương sáng xanh sạch đẹp và đời sống kinh tế ổn định.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO