Câu chuyện hiến đất trên thượng nguồn sông Hiếu

Đình Tiệp | 08/10/2021, 07:48

(TN&MT) - Những ngày này, câu chuyện nhiều hộ dân ở thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) đồng loạt hiến rất nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn…để thực hiện dự án kè chống sạt lở bờ sông đang trở thành đề tài nóng hổi, một câu chuyện đẹp, mang ý nghĩa lớn lao trên thượng nguồn sông Hiếu.

Một dự án có ý nghĩa lớn

Dự án “Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Hiếu, đoạn qua Thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu” là dự án trọng điểm, nhằm chống sạt lở đất, chống lũ, bảo vệ đất và nhà ở cho 11 bản xã Châu Hạnh và 2 khối của thị trấn Tân Lạc với 1.213 hộ dân; bảo vệ mố cầu Kẻ Bọn (trên Quốc lộ 48). Tuyến kè có chiều dài khoảng 5,7km với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí thực hiện giai đoạn 1 là gần 30 tỷ đồng đã được xây dựng hoàn thành.

Anh Lang Văn Thái (áo xanh góc ảnh bên phải), ở bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh nói về chuyện gia đình hiến đất

Được biết, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với huyện nghèo vùng cao Quỳ Châu. Vì thế, ngày từ đầu Ban Thường vụ Huyện ủy Quỳ Châu đã đặc biệt quan tâm để triển khai các phương án chỉ đạo các cấp chính quyền tập trung các nguồn lực để hoàn thành dự án một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cao nhất.

Ông Nguyễn Xuân Lâm, ở Khối 2, thị trấn Tân Lạc (hộ cận nghèo): “Nếu tiếc tôi đã không hiến hơn 2.400m2 đất cho dự án”

Theo người dân sống dọc hai bên bờ tả, hữu sông Hiếu, đoạn qua thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh. Trước đây, do ảnh hưởng của bão, lũ, biến đổi khí hậu nên sông Hiếu uy hiếp nhiều diện tích đất của người dân. Đặc biệt là đất canh tác dọc 2 bên bờ sông. Hàng năm, nhiều diện tích canh tác hoa màu của bà con nơi đây bị “hà bá” cuốn trôi khá nhiều. Vì thế, sự cần kíp có dự án đầu tư bờ kè kiên cố để “chống chọi” lại với sự “nổi giận” của thiên tai, bão lụt là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Ông Nguyễn Xuân Lâm, ở Khối 2, thị trấn Tân Lạc, tâm sự rằng: Những năm trước, cứ vào mùa mưa lũ là “hà bá” lại cuốn trôi nhiều diện tích đất canh tác hoa màu của bà con, tiếc lắm. Thậm chí, có nhà còn bị mất cả đất vườn, đe dọa đến sự an toàn tính mạng và tài sản, đất đai của các hộ dân. Mỗi năm cứ vào mùa mưa lũ là bà con lại rơi vào tâm lý lo lắng, bất an bị sạt lở…

: Chị Trần Thị Thu, ở khối 2, thị trấn Tân Lạc: “Hiến đất, nhà tôi đã có xưởng đóng gạch không nung để làm sinh kế

Ông Lang Văn Khâm – Trưởng bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh, nói rằng: Trước đây, một phần diện tích đất Khối 2, thị trấn Tân Lạc đang thuộc bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh. Vì thế, người dân bản Kẻ Bọn có đất canh tác dọc bờ sông Hiếu thuộc thị trấn Tân Lạc ngày nay khá nhiều. Hàng năm, các hộ dân có diện tích đất canh tác bị thu hẹp do thiên tai, bão lụt gây sạt lở ở 2 bên bờ sông Hiếu là khá nhiều. Việc nhà nước đầu tư bờ kè sông Hiếu là sự mong mỏi, có ý nghĩa lớn đối với việc chống chọi lại thiên tai, biến đổi khí hậu.

Anh Thái Bá Thành – Cán bộ Địa chính thị trấn Tân Lạc, cho hay: Nhà nước đầu tư bờ kè kiên cố ở bà tả, hữu sông Hiếu đoạn qua địa bàn thật sự có ý nghĩa rất to lớn. Mục tiêu dự án không chỉ bảo vệ làng mạc, đất canh tác của bà con nhân dân mà còn tạo được cảnh quan môi trường sạch sẽ, tránh hiện tượng một số nơi bị đổ rác thải bừa bãi gây ô nhiễm như trước đây.

Một câu chuyện đẹp ở huyện nghèo vùng cao

Dẫn chúng tôi ra khu vực bờ hữu kè sông Hiếu vừa mới thi công hoàn thành. Anh Thái Bá Thành, phấn khởi cho hay: Chuyện các hộ dân hiến đất để mở rộng đường làng, ngõ xóm trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới thì đã nghe nhiều nhưng chỉ là nhỏ lẻ, diện tích không nhiều lắm. Tuy nhiên, hiến đất với quy mô lớn lên đến hàng vài chục héc ta như vừa qua ở thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh thì đời tôi công tác ở địa phương đã hàng chục năm nay lần đầu tiên chứng kiến. Có thể ở các huyện khác, tỉnh khác cũng khó mà làm được như vậy. Thật không thể nào tuyệt vời hơn…

Kè sông Hiếu nhìn từ xa

Nói xong, không cần sổ sách, anh Thành có thể đọc vanh vách những hộ tiêu biểu hiến vài nghìn mét vuông đất cho dự án mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi vật chất nào từ nhà nước.

Anh Thành đưa chúng tôi vào nhà ông Nguyễn Xuân Lâm. Ông Lâm năm nay đã ngoài 73 tuổi, thuộc diện hộ cận nghèo của thị trấn Tân Lạc. Do có bệnh đau khớp và tiền sử tai biến nên khi chúng tôi đến thấy ông đang nằm trên chiếc chõng tre ở ngoài hiên nhà. Thấy nhà có khách lạ, ông Lâm cố gắng vịn tay ngồi dậy tiếp chuyện.

Ông Lâm kể: Tôi quê ở Hà Tĩnh, đã lên Quỳ Châu từ rất lâu. Năm 1982 thì đến nơi ở hiện tại để định cư với diện tích đất khoảng hơn 1 héc ta để vừa làm nhà ở vừa để canh tác hoa màu nuôi vợ con. Vừa rồi, khi nhà nước có chủ trương làm kè thì cán bộ có họp và vận động hiến đất. Khi tôi đem câu chuyện hiến đất về bàn với vợ con thì tất cả không một ý kiến thắc mắc mà đồng ý ngay. Nhà tôi hiến cho dự án kè này diện tích cũng trên 2.400m2 đất đấy.

Bờ hữu kè sông Hiếu đã sớm hoàn thành nhờ tinh thần hăng hái hiến đất của người dân xã Châu Hạnh và thị trấn Tân Lạc

Khi tôi hỏi: Gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, hiến nhiều đất như thế ông có cảm thấy tiếc không?

Ông Lâm cười sảng khoái với giọng chắc nịch: Tiếc thì đã không hiến, vì lợi ích chung của cả cộng đồng thì dù có phải hiến nhiều hơn nữa gia đình tôi cũng sẽ sẵn sàng.

Cách nhà ông Lâm không xa là nhà chị Trần Thị Thu. Chị Thu cũng đã hiến đất cho dự án kè nói trên tới 5 sào Trung Bộ (tương đương 2.500m2). Chỉ tay vào tấm giấy khen được treo cẩn thận trên tường mà UBND huyện Quỳ Châu tặng cho gia đình, chị Thu nói: Nếu nói không tiếc đất thì không phải vì từ nay không còn đất để làm màu nữa, cũng sẽ không còn thu nhập từ canh tác trên diện tích đất đã nuôi sống gia đình bấy lâu. Thế nhưng, trước chủ trương lớn của huyện, vì lợi ích chung của cả cộng đồng nên gia đình tôi tự nguyện cống hiến chẳng nghĩ ngợi chi nhiều.

Hàng cây hoa điệp vàng mới được trồng trên bờ kè để tạo cảnh quan, bóng mát

Khi tôi hỏi, nay không còn đất thì giờ thu nhập của gia đình dựa vào đâu mà sống?

Chị Thu, tự tin đáp: Có chứ, nhà tôi mở cái xưởng đóng táp lô (gạch không nung) để bán cho người dân có nhu cầu xây dựng công trình nên cũng đỡ đi phần nào. Ngoài ra, gia đình vẫn còn 1 sào ruộng để canh tác nữa nên cũng không đến nỗi đói…

Trưa muộn ngày 04/10/2021, ông Lang Văn Khâm - Trưởng bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh cùng anh Lang Văn Thái, ở cùng bản đang ngồi chờ chúng tôi ở Nhà văn hóa bản. Anh Thái là người đã hiến tới hơn 3.000m2 đất canh tác hoa màu trong đợt 1 dự án làm kè; trong đợt 2 này, dự kiến gia đình anh Thái cũng sẽ hiến tiếp khoảng 2.000m2 đất nữa.

Tiếp chuyện chúng tôi, anh Thái giọng hiền từ: Bản thân tôi cũng là đảng viên lâu năm, khi thấy nhà nước có chủ trương làm bờ kè chống sạt lở bờ sông thì cũng vui mừng và phấn khởi. Khi Ban quản lý bản và xã tổ chức họp bàn chuyện hiến đất cho dự án thì tôi và vợ con cũng đồng ý với chủ trương ngay mà không một chút lăn tăn, tiếc nuối.

Khen thưởng cho các gia đình hăng hái hiến nhiều diện tích đất cho dự án

Những người hiến đất cho dự án kè chống sạt lở bờ sông Hiếu ở thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh như anh Thái, chị Thu, ông Lâm…vẫn còn rất nhiều. Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn Quỳ Châu, qua đợt làm kè vừa qua thì tất cả diện tích đất bị ảnh hưởng phải giải phóng mặt bằng đều được người dân hiến 100% với diện tích lên đến trên 600.000m2 (60 héc ta). “Đây là một diện tích rất lớn đối với các hộ dân và đối với địa phương. Tuy nhiên, vì cái chung nên tất cả người dân đều đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước. Địa phương thật sự rất phấn khởi và cảm ơn người dân đã hy sinh cái riêng vì lợi ích chung lớn lao hơn” – Ông Võ Thái Tịnh – Chủ tịch UBND thị trấn Tân Lạc, phấn khởi nói.

Ông Võ Thái Tịnh – Chủ tịch UBND thị trấn Tân Lạc: Để tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, vừa rồi chúng tôi đã trồng hàng cây hoa điệp vàng làm bóng mát dọc phần tuyến kè bờ hữu. Sắp tới, khi dự án hoàn thành chúng tôi sẽ tiếp tục trồng thêm cây xanh phủ kín chiều dài hai bên bờ kè. Khi đó, cảnh quan ở hai bên bờ sông Hiếu sẽ rất đẹp và thơ mộng.

Nói về câu chuyện ý nghĩa trên, ông Nguyễn Thanh Hoài – Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, cho biết: Quỳ Châu là huyện nghèo nên nguồn vốn triển khai các dự án trên địa bàn rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, dự án xây kè nói trên chúng tôi xác định nhà nước và nhân dân cùng làm thì dự án sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở, khối, bản đã họp bàn với người dân, vận động người dân để triển khai dự án với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất và kết quả đạt được thì đã mỹ mãn.

“Tinh thần của người dân như thế là quá tuyệt vời, chúng tôi rất biểu dương và khen thưởng các hộ gia đình đã chung tay, chung sức hiến tặng đất đai để cùng với huyện thi công sớm hoàn thành công trình này. Qua đó, góp phần hoàn thiện bảo vệ ổn định bờ sông Hiếu và các công trình nhà ở địa phận thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh. Đồng thời, góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện” – Ông Nguyễn Thanh Hoài, phấn khởi nói.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Cần sớm di dời các hộ dân vùng nguy cơ sạt lở cao
    (TN&MT) - Thời gian cao điểm của mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân ở 2 huyện miền núi Quan Sơn và Quan Hóa (Thanh Hóa) đang nơm nớp lo sợ khi sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Người dân trông chờ từng ngày được di dời tới nơi an toàn để an tâm sinh sống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO