Quan Hóa (Thanh Hóa): Ổn định đời sống, tái định cư cho người dân sau thiên tai

Bài và ảnh: Thanh Tâm | 07/10/2021, 16:21

(TN&MT) - Tháng 8 năm 2018 cơn lũ lịch sử đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa và tài sản của 15 hộ dân ở bản Ken, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa. Vào thời điểm đó người dân hoang mang khi chỉ trong tích tắc đã không còn chỗ ở. Rất nhanh chóng các ngành chức năng đã sớm triển khai xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ tiền để các hộ di dời tới nơi ở mới an toàn. Cũng từ đó các hộ dân yên tâm sinh sống, phát triển sản xuất và đã thoát nghèo.

Cơn lũ lịch sử cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, tài sản

Tháng 8 năm 2018 cơn lũ lịch sử cuốn trôi toàn bộ nhà cửa của 15 hộ dân ở bản Ken, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa. Chỉ trong một đêm toàn bộ nhà cửa, tài sản theo dòng nước lũ đi mất. Khi ấy khó khăn chồng chất, người dân lo lắng không biết khi nào mới có chỗ dựng nhà rồi an cư lập nghiệp. Nắm bắt được những nguyện vọng cũng như khốn khó của người dân, chính quyền huyện Quan Hóa đã khẩn trương rà soát những hộ bị thiệt hại, lập phương án xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ tiền làm nhà, xây dựng hạ tầng đầy đủ điện, nước, mặt bằng, đướng sá để người dân dựng nhà, ổn định cuộc sống, an tâm hơn trong những mùa mưa lũ.

Khu tái định cư bản Ken II với những ngôi nhà khang trang ở địa hình bằng phẳng giảm nguy cơ sạt lở.

Ông Vi Hồng Đăng, Phó Bí thư chi bộ bản Ken đã 10 năm nay nhớ lại: Cơn lũ lịch sử vào đêm ngày 3/ 8/2018 rất khủng khiếp, khoảng 2-3 giờ sáng khi đang ngủ thì trời mưa rất to như trút nước chỉ trong tích tắc lũ trên sông Luồng lên rất nhanh, chỉ có người là nhanh chân chạy thoát, cố giữ mạng sống còn toàn bộ tài sản đều bị cuốn trôi. Rất may không có thiệt hại về người còn lại tài sản của các hộ dân đều mất trắng. Khi trời sáng quay trở về bản chỉ còn lại là một đống hoang tàn, đổ nát. Các hộ dân chỉ biết khóc, lo lắng khi không còn chỗ ở, không thể ổn định cuộc sống, tất cả đều rất hoang mang.

Được biết, trước đây 15 hộ dân sống bám bờ sông Luồng, dọc tỉnh lộ 520 nguy cơ sạt lở rất cao, vì vậy khi cơn lũ bất ngờ ập tới cuốn theo toàn bộ nhà cửa và tài sản. Khi kể lại những gì đã trải qua thời điểm ấy, người dân vẫn thảng thốt giật mình khi nhớ lại ký ức kinh hoàng. Chỉ trong tích tắc đã thành một bãi đất trống trơ như chưa từng hiện hữu cuộc sống.

Nhanh chóng xây dựng khu tái định, ổn định cuộc sống

Vào tháng 1 năm 2019 UBND huyện Quan Hóa đã phê duyệt lựa chọn nhà thầu xây dựng khu tái định cư bản Ken II, xã Nam Tiến. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai, đầu tư cơ sở hạ tầng khu tái định cư bản Ken II, xã Nam Tiến đảm bảo cho 15 hộ dân xây dựng nhà ở an toàn và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, nhanh chóng ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.

Khu tái định cư được đầu tư làm đường bê tông tới từng hộ gia đình.

Tới tháng 3 năm 2019 UBND huyện Quan Hóa tiếp tục đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt khu tái định cư bản Ken II gồm có các hạng mục: đập đầu mối, đường ống dẫn, bể chứa nước tiêu thụ (tổng số bể là 05 bể có dung tích 2m3 nước) từ suối Pàn về đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh cho các hộ dân.

Các hộ dân ai ai cũng phấn khởi khi có một nơi ở mới bằng phẳng, không có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống, lại đầy đủ hạ tầng. Được biết, khu tái định cư trước đây là một quả đồi của hai hộ dân. Sau đó huyện lập phương án đền bù, san bằng xây dựng khu tái định cư, kéo điện, nước về tận nơi. Ngoài ra xung quanh khu tái định cư còn được gia cố bằng cách kè đá để tránh nguy cơ sụt lún, sạt lở. Mỗi hộ dân được cấp từ 95 tới 150m2 để xây dựng nhà; đồng thời hỗ trợ mỗi hộ 70 triệu đồng để di dời, ổn định cuộc sống.

Giờ đây khu tái định cư bản Ken II khang trang, những ngôi nhà sàn, nhà bằng xây dựng rất đẹp, điện, nước về tới từng hộ gia đình, đường bê tông tới tận ngõ. Từ đó người dân rất phấn khởi, yên tâm sinh sống và phát triển sản xuất.

Nước hợp vệ sinh cũng được dân về tới bản.

Ông Lê Thế Hùng – Chủ tịch UBND xã Nam Tiến cho biết: Tháng 8/2018 cơn lũ lịch sử cuốn trôi nhà cửa của các hộ dân sống sát sông Luồng. Thời điểm đó người dân cũng như chính quyền xã đều rất lo lắng về chỗ ở mới đảm bảo an toàn. Rất nhanh chóng chính quyền xã và huyện phối hợp rà soát các hộ dân bị thiệt hại, xây dựng phương án khu tái định cư, hỗ trợ vật chất cũng như sức người giúp người dân di dời, dựng nhà ở khu tái định cư từ đó ổn định cuộc sống. Nơi ở mới của các hộ dân có vị trí bằng phẳng, xung quanh lại được gia cố bằng đá nên rất an toàn. Không còn phải sống trong thấp thỏm lo sợ mỗi khi mùa mưa bão tới nữa.

Hộ gia đình chị Lương Thị Xoan là một trong 15 hộ di dời tới khu tái định cư bản Ken II phấn khởi cho biết: Trước đây sống sát sông mỗi lần mưa, nước sông dâng cao là không thể ngủ được, cứ thấp thỏm lo sợ. Sau khi nhà cửa tài sản bị lũ cuốn trôi, may mắn được nhà nước hỗ trợ tiền, mặt bằng để di dời tới nơi ở mới gia đình tôi rất vui. Nơi ở mới rất tốt vì bằng phẳng, có sẵn điện, nước, đường bê tông khang trang. Từ đó gia đình tôi yên tâm sinh sống, tích cực làm nương rẫy, trồng luồng đem lại thu nhập ổn định và đã thoát nghèo.

Từ khi chuyển về nơi ở mới, ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp các hộ dân hăng hái tham gia sản xuất phát triển kinh tế. Với lợi thế là vùng đồi núi có thổ nhưỡng phù hợp với cây luồng, nứa, vầu người dân trồng và chăm sóc tích cực mang lại sản lượng cao, đời sống ngày càng nâng cao. Ông Vi Hồng Đăng, Phó Chi bộ bản phấn khởi cho biết 15 hộ đều đã thoát nghèo trong giai đoạn 2020-2021 và đang phấn đấu trở thành những hộ khá giả, có kinh tế ổn định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO