Làng Rêu đã thoát “bóng ma” của bệnh lạ

Lan Anh | 05/02/2021, 18:36

(TN&MT) - Sau gần chục năm, Làng Rêu bây giờ dường như đã thoát khỏi “bóng ma” của căn bệnh lạ năm xưa. Cuộc sống như được hồi sinh, xua tan u tối từng bao phủ bởi căn bệnh đã cướp đi sinh mệnh không ít người dân trong làng.

 Những ngày đau thương…

Từ trung tâm huyện Ba Tơ, chúng tôi vượt hơn 60 km đường theo Quốc lộ 24, sau đó rẽ vào Tỉnh lộ 624 để về thôn Làng Rêu, xã Ba Điền. Con đường từ trung tâm xã Ba Điền về thôn rộng 6 m được đầu tư khang trang, làng Rêu bình yên thấp thoáng sau những rặng cau. Thoáng qua không ai có thể nghĩ rằng, nơi đây đã từng bị cô lập bởi căn “bệnh lạ”, chỉ có các thầy thuốc cùng chính quyền địa phương và người nhà bệnh nhân lui tới.

Rút thanh gióng chuồng trâu, lùa xong những con trâu cuối cùng vào đàn, ông Pham Văn Đáy ngẩn người khi nhắc đến “căn bệnh lạ” bởi 2 đứa con của ông đã mất vì nó. Ký ức đau thương chục năm trước ùa về. Ngày ấy, đang yên đang lành 2 đứa con gái lớn là Phạm Thị Diên và Phạm Thị Dút trong gia đình không hiểu sao tự dưng mắc bệnh. Tay chân cứ u sần lên, lở loét. Thời gian qua cũng đã lâu, đau thương cũng mờ dần nhưng mỗi lần nhớ đến, ông Đáy lại đau nhói.

Làng Rêu bình yên thấp thoáng sau những rặng cau

“Đang khỏe mạnh sáng chiều đi làm đồng, làm nương, vậy mà vài hôm sau, cả 3 đứa con đều bị bệnh. Hai đứa mất rồi, chừ còn mỗi đứa út. Hồi đó ở đây hay ăn gạo mốc, không biết là bệnh có phải do nó hay không.…”, ông Đáy xót xa.

Không dừng ở 1-2 người , mà số người chết cứ tăng dần lên trong nỗi đau tột cùng, bế tắc của người làng. Nhiều gia đình đã lập bàn thờ, cúng Giàng, cúng thần núi, nhưng bệnh chẳng hề dừng lại. Không khí bao phủ khắp nơi là những ám ảnh về bệnh tật, chết chóc khiến nhiều người bỏ làng, nhiều đứa trẻ bỏ học, nhiều cánh đồng bỏ cầy cấy. Những người còn lại ở làng chỉ biết vét những đồng tiền cuối cùng, con gà cuối cùng, chai rượu cuối cùng làm cái lễ cúng con “ma bệnh”, hy vọng sẽ đuổi được con “ma” đó đi. Nhưng đồ cúng bao nhiêu vẫn không xuể. Người làng vẫn bệnh. Hàng chục đoàn công tác của các bộ ngành đã về. Người làng bớt lo lắng hơn nhưng vẫn sợ.

Không còn sợ bệnh lạ, người làng nay lại chuyên tâm làm ăn, đồng ruộng nương rẫy đã xanh lại.

Từ năm 2011 - 2014, toàn xã Ba Điền có 264 người mắc bệnh, trong đó có 24 người tử vong, rải đều ở 4 thôn Hy Long, Gò Nghênh, Làng Tương và Làng Rêu, trong đó nặng nhất là thôn Làng Rêu. Sau khi căn bệnh lây lan nhanh, đã có hàng chục đoàn chuyên gia y tế, đầu ngành tỉnh, Bộ Y tế và WHO (Tổ chức Y tế thế giới) về khảo sát thực địa, thu thập thông tin, lấy mẫu nước, đất, thực phẩm, máu, tóc của bệnh nhân... để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Rồi con “ma bệnh” cứ từ từ biến mất. Người làng không còn ai chết vì “bệnh lạ” nữa. Người làng đã hiểu ra, hóa ra chẳng có “con ma” nào làm bệnh cả. Chỉ vì đời sống người dân kham khổ quá, y tế chưa được quan tâm, thói quen sinh hoạt lạc hậu gây nên bệnh tật.

Cuộc sống bình yên

Câu chuyện buồn ở Làng Rêu ngày nào đã dần đi vào quá khứ. Con đường vào làng được bê tông hóa cho xe máy chạy rầm rập . chạy qua cầu, chạy ra xã ra huyện trong ngày. Hàng hóa được mua bán, trao đổi thuận tiện hơn, thông tin dưới xuôi cũng ngày càng nhanh chóng. Những ngôi nhà xây khang trang chẳng khác gì dưới xuôi vây lấy thung lũng dưới chân núi Gò Khế.

Bà Phạm Thị Liên: “Bệnh hết từ lâu rồi, giờ ai cũng lo làm ăn"

Bà Phạm Thị Liên vừa rải nắm thóc cho đàn gà, vừa cười móm mém: “Bệnh hết từ lâu rồi, giờ ai cũng lo làm ăn, trồng keo, lên rẫy, rồi phải ăn ở sạch sẽ phòng bệnh. Tui già rồi, không làm được gì nhiều thì cũng ráng nuôi vài con trâu với chục con gà”.

Không còn sợ bệnh lạ, người làng nay lại chuyên tâm làm ăn, đồng ruộng nương rẫy đã xanh lại, lũ trẻ ê a, vui đùa khắp nơi. Nhiều người trong làng còn dành dụm xây được những căn nhà kiên cố như ông Đáy, ông Lếch, ông Lất - những con người mang nặng nỗi đau do mất người thân. 

 Bệnh lạ không còn, trẻ em trong làng được vui vẻ đến trường 

Cuộc sống khá dần, người làng bây giờ ai cũng biết mua thức ăn có chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Tình trạng để thức ăn un khói, dự trữ trên giàn bếp, hay để lúa trong chòi gây nên ẩm mốc không còn nữa. Người dân đựng lúa trong phi, đựng thức ăn trong tủ lạnh, rồi uống nước đã đun sôi. Mỗi khi đau ốm, đồng bào đều đến Trạm Y tế xã để khám, chữa bệnh.

Trưởng thôn Phạm Văn Đố cười hiền lành: “Bệnh lạ” giờ không còn nữa, thôn mình yên tâm rồi. Giờ có bệnh gì là có bác sỹ khám rồi, không cúng ma nữa. Trải qua nguy nan người làng đã hiểu hơn giá trị của cuộc sống bình yên" 

Chiều muộn dần, trên con đường làng được thảm bê tông sạch sẽ, từng tốp học sinh đi học về, tiếng cười, tiếng đùa vang cả góc núi. Thoang thoảng trong không gian mùi cơm vừa chín tới bay ra từ chái bếp. Ngày sắp hết, ánh điện sáng choang từ những ngôi nhà lan ra mãi tận đường như muốn đẩy lùi bóng đêm!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
  • Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
    (TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO