Thứ Năm, 29/5/2025 11:58 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/02/2021 , 21:05 (GMT+7)

“Gác” rừng giữa mùa xuân

Thứ Năm 04/02/2021 , 21:05 (GMT+7)

(TN&MT) - Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người con trên quê hương đất Việt sum họp, đoàn viên, thế nhưng giữa “đại ngàn” của Quảng Nam vẫn còn những con người chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng tư, ngày đêm canh giữ, bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng. Với họ, rừng cũng là nhà, tết cũng gắn với rừng.

Đón Tết giữa “đại ngàn”

Huyện Tây Giang (Quảng Nam) bốn bề núi non trùng điệp, cuối năm tiết trời nơi đây càng thêm lạnh giá, cái rét tê tái như cứa vào da thịt. Vậy mà, cái rét này không cản được bước chân tuần tra rừng của những cán bộ kiểm lâm Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang. Anh Trần Kim Đà, (32 tuổi) kiểm lâm viên gắn bó với rừng 10 năm nay. Bàn chân của anh đã đi khắp các cánh rừng từ Nông Sơn, Phước Sơn đến Tây Giang và thực hiện "4 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc) với bà con để làm công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia quản lý, bảo vệ rừng... Câu chuyện của anh Đà đã giúp chúng tôi phần nào hình dung sự vất vả, gian nan trong công việc hàng ngày của những cán bộ kiểm lâm trên địa bàn.

Lực lượng kiểm lâm của BQL rừng phòng hộ Tây Giang tuần tra, kiểm soát rừng 

Anh Đà bảo, so với các địa phương khác ở Quảng Nam thì rừng Tây Giang yên bình hơn cả. Tuy nhiên, vào dịp Tết là thời điểm lâm tặc thường lợi dụng để thực hiện các hành vi khai thác lâm sản trái phép. Do đó, những ngày Tết anh em vẫn phải túc trực 24/24h ở tạm, chia ca nhau ra để tuần tra, kiểm soát.

 "Tết nhất là dịp để gia đình sum họp. Ai cũng muốn về với gia đình, với vợ con, để thắp hương cúng tổ tiên, đi thăm hỏi chúc tết anh em bà con, gặp gỡ bạn bè… Nhưng khi đã lựa chọn làm nghề rừng thì phải chấp nhận việc trực. Cũng có đôi lúc anh em kiểm lâm bọn mình không khỏi thấy nao nao, chạnh lòng, nhớ nhà da diết, nhất là lúc kề giao thừa. Nhưng rồi cảm giác này cũng qua nhanh, lại nhường cho quyết tâm công việc.”- anh Đà tâm sự.

Quản lý lâm phận hàng chục ngàn ha rừng, trong đó có cánh rừng gỗ quý hiếm như lim (250ha), đỗ quyên (430ha), giổi (300ha) cùng sự đa dạng về hệ động thực vật quý hiếm còn sót lại trên dãy Trường Sơn. Riêng khu rừng di sản pơ mu có hơn 2.000 cây; trong đó 1.146 cây pơ mu được công nhận là Cây di sản Việt Nam, Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Giang có mục tiêu bảo vệ nghiêm ngặt “kho báu” này. 

Những ngày Tết anh em vẫn phải túc trực 24/24h ở tạm, chia ca nhau ra để tuần tra rừng

Anh Nguyễn Hữu An, (30 tuổi) cũng là một kiểm lâm viên gắn với nghề giữ rừng 10 năm nay. Bao nhiêu năm làm nghề là từng ấy cái tết anh dành phần lớn thời gian ở rừng. Hơn 10 năm gắn bó với rừng, cùng anh em hành quân vượt đồi cao, suối sâu tuần tra khắp các cánh rừng, không có chỗ nào mà anh An chưa tới, không có khó khăn, nguy hiểm nào mà anh không trải qua. Nhưng, khoảnh khắc khi tết đến, xuân về cũng khiến trái tim chàng trai kiểm lâm viên này chộn rộn. 

“Khi mới cưới vợ mà đi suốt thì vợ cũng hay cằn nhằn, xúi nghỉ việc miết. Nhưng mình về phố vài hôm thì lại nhớ rừng sao mà bỏ rừng được. Để có không khí ngày Xuân, anh em cũng chuẩn bị bánh chưng, củ kiệu, cành đào… Đêm 29 hoặc 30 nổi lửa nấu bánh rồi ngồi quây quần bên nhau. Tất cả đều giống như ở nhà, nhưng chỉ có anh em chứ không có vợ con”- anh An ngậm ngùi.

Vất vả cho rừng mãi xanh

Ông  Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Giang chia sẻ, đối với những người chiến sỹ kiểm lâm ở Ban quản lý rừng phòng hộ Tây Giang thì việc sum họp cùng gia đình, người thân trong dịp Tết là điều gì đó “xa xỉ.” Đã lựa chọn cái nghề gác rừng này thì luôn xác định nhiệm vụ là trên hết.

Phút nghỉ ngơi giữa rừng 

Trong ngày đầu năm mới, các kiểm lâm viên vẫn tuần tra một vòng các “điểm nóng”. Chỉ cần một thông tin về cháy rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép là lực lượng kiểm lâm đang túc trực tại rừng, kể cả những người được phép về nhà vui tết đều phải tức tốc quay về trạm hợp sức, triển khai công tác. Ở hầu hết các xã vùng đệm, vùng lõi rừng phòng hộ đều có trạm và được chia ca trực xuyên suốt trong những ngày Tết. Những khu vực trọng điểm được tăng cường thêm lực lượng.

“Xác định thời điểm Tết là giai đoạn hoạt động liều lĩnh của lâm tặc nên chúng tôi đã thực hiện nhiều chiến dịch truy quét. Để bảo đảm an toàn những cánh rừng trước, trong và sau Tết, chúng tôi đảm bảo lực lượng trực 24/24h chia thành 2 ca thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến rừng. Ngoài ra, trong dịp trực Tết, chúng tôi còn tranh thủ thời gian để để gặp gỡ, trò chuyện, thăm hỏi, động viên bà con. Qua đó, tạo sự đoàn kết, gắn bó, nâng cao ý thức cùng nhau bảo vệ rừng.”- anh Sinh cho hay.

Một bữa cơm trong lán giữa rừng của các kiểm lâm viên BQL rừng phòng hộ Tây Giang

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”- tôi chợt nghĩ đến lời bài hát  “Một đời người, một rừng cây” khi nói chuyện với những người gác rừng ở Tây Giang. Các anh đã hy sinh tình cảm riêng tư, thiêng liêng trong ngày tết, thầm lặng cống hiến công sức để bảo vệ "lá phổi xanh" cho những cánh rừng của Tổ quốc.

  • Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
    Dân tộc thiểu số 10/02/2025 - 16:15

    (TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
    Dân tộc thiểu số 05/02/2025 - 18:50

    (TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

  • Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

    Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

  • Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
    Dân tộc - Tôn giáo 01/02/2025 - 07:09

    (TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

  • Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
    Dân tộc thiểu số 31/01/2025 - 22:10

    (TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

  • Mùa hoa mở rộng vòng tay
    Dân tộc - Tôn giáo 29/01/2025 - 18:09

    (TN&MT) - Đầu xuân, chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi. Sau chuyến xe đêm đường dài rồi lên xe ca tuyến huyện, đến điểm hẹn, con trai và cháu rể nhà Thào A Vạng đã xe máy chờ sẵn, đón đoàn từ “cây gạo cô đơn” đầu bản Phày để lên Nậm Nghiệp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

  • Dọc đại ngàn Trường Sơn
    Dân tộc thiểu số 28/01/2025 - 22:55

    (TN&MT) - Trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong ở Quảng Nam đang từng ngày thay đổi nhờ sự trợ lực từ những chính sách của Đảng, Nhà nước. Hàng loạt các chính sách vùng đồng bào đang được phát huy hiệu quả đã tạo ra sức bật lớn trong đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế bền vững để đời sống hơn xưa.

  • Sắc xuân Phiêng Nghè
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 22:54

    (TN&MT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp trở lại thăm bản vùng cao Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La - nơi không lâu trước đó, đã hứng chịu những thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 2 và 3. Dù dấu vết của trận lũ vẫn chưa thể xóa nhòa, nhưng hôm nay, Phiêng Nghè đã và đang dần hồi sinh, khoác lên mình sức sống mãnh liệt đón mùa xuân gõ cửa.

  • Sín Thầu gọi xuân về
    Dân tộc - Tôn giáo 28/01/2025 - 18:19

    (TN&MT) - Đứng trên ngã ba biên giới A Pa Chải: Việt Nam - Lào - Trung Quốc - địa danh xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), chúng tôi cảm nhận mùa xuân đang về.

  • Rẻo cao Mường Lát thoát nghèo
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 21:01

    (TN&MT) - Tà Cóm, Cánh Cộng, Cá Giáng là 3 bản người Mông khó khăn và xa xôi nhất của xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Cuộc sống bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, những “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội đang được hình thành sẽ giúp nơi đây nhanh chóng thoát nghèo.

  • Vân Hồ (Sơn La): Về cơ sở hướng dẫn người dân giải quyết TTHC đất đai
    Dân tộc - Tôn giáo 26/01/2025 - 19:35

    (TN&MT) – Từ tháng 9/2024 đến nay, vào những ngày cuối tuần, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã phân công cán bộ xuống cơ sở triển khai chương trình cải thiện điều kiện tiếp cận, hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, từng bước hướng đến xây dựng chính quyền thân thiện phục vụ nhân dân.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất