Nậm Pồ (Điện Biên): Các tổ chức tôn giáo chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19

Bài và ảnh: Hoàng Châu | 24/07/2021, 15:34

(TN&MT) - Tháng 5/2021, huyện Nậm Pồ là một trong những địa phương xảy ra đợt bùng phát dịch lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh Điện Biên. Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ y bác sĩ, lực lượng vũ trang thì còn có sự đồng lòng, chung tay góp sức của rất nhiều tổ chức tôn giáo và giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nậm Pồ.

Người đứng đầu tôn giáo làm tốt công tác tuyên truyền

Khái quát tình hình tôn giáo trên địa bàn, ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ, cho biết: Toàn huyện hiện có 4.355 hộ (26.001 nhân khẩu) là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS), có 96 điểm nhóm được chính quyền các cấp, cấp phép hoạt động tôn giáo tập trung là Đạo Tin lành và Công giáo.

Trong đợt dịch bùng phát tại xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên có hơn 100 ca dương tính, hơn 2.000 ca nghi nhiễm là F1, trong đó có gần 1.000 F1 là học sinh mầm non và tiểu học, đều được cách ly tại huyện. Trong đó, khoảng 60% số ca nhiễm và nghi nhiễm là các tín đồ, giáo dân thuộc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn huyện và 100% là đồng bào DTTS.

Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên trao gạo, nhu yếu phẩm cho nhân dân và tín đồ tôn giáo xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ trong đợt bùng phát dịch Covid-19 hồi tháng 5/2021.

Ngay sau khi nậm Pồ phát hiện ca dương tính đầu tiên tại Trường Tiểu học Tân Phong, xã Si Pa Phìn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp xã, cấp huyện vào cuộc mạnh mẽ. Trong đó, rất nhiều thành viên của Ban Chỉ đạo cấp xã là những mục sư, người đứng đầu của các nhóm tôn giáo hoạt động rất tích cực trong việc tuyên truyền, vận động tín đồ, giáo dân chấp hành theo đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, các vị chức sắc tôn giáo còn hỗ trợ đội ngũ y, bác sĩ tiến hành khoanh vùng, truy vết các trường hợp là F1, F2 tại bản. Đặc biệt, đối với những đối tượng chưa thông thạo tiếng Việt.

Mục sư Sùng A Dính, bản Nậm Nhờ 1, xã Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại huyện, ông đã vận động bà con là các tín đồ tuân thủ nghiêm về các quy định phòng, chống dịch bệnh mà cán bộ huyện đã hướng dẫn. Đặc biệt, tham gia vận động người dân không tập trung đông người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Những gia đình nào có con em là học sinh mầm non, tiểu học phải đi cách ly tập trung, bố mẹ là F3 cũng phải tự ý thức cách y ở tại nhà. Chính vì thế, toàn bộ bà con tín đồ thuộc nhóm Nậm Nhừ 3 không có ai vi phạm.

Mục sư Dính chia sẻ: "Nếu mình không cương quyết làm nghiêm thì sẽ rất khó mà kiểm soát được dịch bệnh, vì người dân ở vùng mình hiểu biết còn hạn chế, không chung tay cùng chính quyền thì sẽ không đẩy lùi được dịch bệnh".

Người dân tộc Mông ở Nậm Pồ nhận gạo hỗ trợ của huyện

Nỗ lực của địa phương vì dân mà cố gắng

Chia sẻ với chúng tôi về công tác dập dịch, trong đợt dịch bùng phát tại huyện Nậm Pồ, Bí thư Huyện ủy, Lê Khánh Hòa, cho biết: Ngay sau khi ghi nhận ca dương tính đầu tiên với dịch bệnh Covid-19, toàn bộ hệ thống chính trị huyện Nậm Pồ đã nhanh chóng tức tốc họp khẩn trương Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp. Lập chốt khoanh vùng và truy vết thần tốc trong đêm, dồn mọi lực lượng, toàn bộ hệ thống chính trị đã bắt tay vào cuộc. Trong khi số ca dương tính ngày càng tăng, có ngày tăng 3, 4 ca. Cùng với đó là hàng trăm ca F1, F2 cũng tăng nhanh chóng... kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy.

Nếu việc truy vết ở miền xuôi, vùng điều kiện kinh tế thuận lợi đã vất vất thì ở Nậm Pồ còn vất vả hơn gấp bội lần; dân trí thấp, ngôn ngữ bất đồng, giao thông chia cắt phức tạp, đi lại hiểm trở, dân cư ở không tập trung và cách Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ gần 200km.

Nếu không được sự ủng hộ của đồng bào bà con các dân tộc và toàn bộ hệ thống chính trị huyện Nậm Pồ, sự quan tâm sát sao của Ban Chỉ đạo Phòng, chống Covid-19 tỉnh Điện Biên và rất nhiều nhà hảo tâm trên mọi miền tổ quốc hướng về Nậm Pồ thì huyện rất khó mà đẩy lùi được dịch Covid-19. Rất nhiều đêm chúng tôi thức trắng... để truy vết, rồi lập chốt, đưa các ca F0 đi chữa trị, đưa các ca F1 đi cách ly tập trung, bố trí nhu yếu phẩm cho hàng nghìn em nhỏ... phải nói là rất vất vả.

Nậm Pồ chuẩn bị gạo phát cho người dân trong đợt bùng phát dịch Covid-19 hồi tháng 5/2021.

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các ca nhiễm mới không tăng. Nậm Pồ lại rơi vào một tình thế mới, đồng bào các dân tộc thiếu ăn. Chính vì vậy mà Nậm Pồ đã quyết định hỗ trợ 12 bản của xã Si Pa Phìn (vùng tâm dịch) 22 tấn gạo, dầu ăn, nước mắm, cá khô, lạc, xà phòng, nước khử khuẩn... và nhiều nhu yếu phẩm khác. Có thể nói đây là sự nỗ lực lớn của Nậm Pồ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Sùng Quán Dình, Phó Trưởng ban liên lạc Hệ phái Tin lành Việt Nam miền Bắc tỉnh Điện Biên bày tỏ, trong đợt dịch vừa qua chính quyền các cấp huyện Nậm Pồ đã rất nỗ lực vì sự bình yên của đồng bào các DTTS ở Nậm Pồ mà đã làm rất tốt. "Chúng tôi vô cùng tin tưởng và sẽ cùng nhau đoàn kết để làm tốt hơn nữa, không riêng gì công tác phòng chống dịch Covid-19 mà cả việc phát triển kinh tế phát triển xã hội" - Ông Dình nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
  • Chuyện thầy Mo được phong tặng Nghệ nhân ưu tú
    Ông Lò Đình Ước, 77 tuổi, dân tộc Thái (là đời thứ 9 của nhà Mo) thuộc làng Roộc Răm, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là người đứng ra chủ trì giúp dân làng tổ chức làm Lăm chá Kin chiêng Boọc Mạy (hát múa ăn mừng dưới cây Bông) để mời Mường Trời, thần linh về dự và giúp dân làng có cuộc sống bình an. Năm 2019 ông vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc.
  • Càng tiến bộ, chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên
    (TN&MT) - “Càng tiến bộ, chúng ta càng phải biết gần gũi với thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên. Hơn nữa, là đệ tử Phật - những người có lòng thương yêu muôn loài, lòng thương yêu sự sống đơn giản, lòng biết ơn sâu sắc - chúng ta càng phải yêu quý thiên nhiên hơn”.
  • Đồng bào công giáo Yên Bình chung sức xây dựng nông thôn mới
    Thời gian qua, bà con giáo dân huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng nông thôn mới", góp sức cùng huyện về đích nông thôn mới vào cuối năm 2023.
  • TP.HCM: Nhân rộng mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường
    TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2026, 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc được tiếp cận thông tin và tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH…
  • Thừa Thiên – Huế: Phát huy giá trị tôn giáo trong đời sống
    Thời gian qua, tín ngưỡng tôn giáo ở Thừa Thiên – Huế đã được các ban ngành và cộng đồng rất quan tâm, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp, qua đó đời sống người dân ngày càng phát triển, sống tốt đời đẹp đạo. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lập (ảnh), Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn nêu cao trách nhiệm BVMT
    Thời gian qua, các tổ chức tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, chung tay cùng chính quyền các cấp tham gia BVMT, ứng phó BĐKH. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình tốt, cách làm hay được nhân rộng, duy trì hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Các cơ sở tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Đến nay, các cơ sở tôn giáo đã xây dựng được 24 mô hình “Cộng đồng tôn giáo và dân cư tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
  • Các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Hậu Giang
    (TN&MT) - Tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang.
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo tại Lạng Sơn
    (TN&MT) - Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2023, vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có chuyến thăm, chúc mừng các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  • Quảng Nam: Tiếp tục lan toả mô hình tôn giáo chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Để phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo trong việc tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, thời gian tới, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam và các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động tăng, ni, Phật tử, giáo dân tích cực tham gia và nhân rộng các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
  • Môi trường xanh ở Giáo xứ Thanh Thủy
    Về Giáo xứ Thanh Thủy ở phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày này cảm nhận của chúng tôi là cả một màu xanh, những bức tranh sơn thủy hữu tình với những loại hoa, cây cỏ thơm ngát. Đây là một trong những Giáo xứ đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai hiệu quả Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO