ĐBSCL: Nhiều đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Lê Hùng | 25/02/2021, 16:27

(TN&MT) - Trong những năm qua, các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tập trung triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, góp phần làm thay đổi diện mạo ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

 Hệ thống giao thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đầu tư khang trang, xanh - sạch - đẹp

Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer

Hậu Giang là địa phương có đông đồng bào DTTS số sinh sống với khoảng 23.533 người, trong đó dân tộc Khmer có gần 18.500 người. Tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện tốt công tác, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình 135 của Chính phủ về mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua đó, tạo nên sự khởi sắc, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, tính đến tháng 12/2020 trên địa bàn tỉnh, có tổng cộng 846 hộ dân tộc Khmer đã được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, trong đó có 758 hộ được hỗ trợ đất sản xuất; đồng thời, hàng ngàn hộ dân tộc Khmer cũng đã được giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. 

Còn Tại TP. Cần Thơ, từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc Khmer đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ. 

Ông Trương Thanh Sang, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cờ Ðỏ, TP. Cần Thơ cho biết: Tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đã có gần 120 hộ dân tộc Khmer được hỗ trợ đất ở, 73 hộ DTTS được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất với số tiền trên 3,3 tỉ đồng, 79 hộ được vay gần 2 tỉ đồng để sửa chữa nhà….

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, tại tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng bào dân tộc Khmer đã và đang sinh sống tại TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, điện, nước, chuyển đổi ngành nghề, vay vốn.

Theo báo cáo của UBND TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mới đây cho thấy, từ năm 2016 đến 2020 trên địa bàn thị xã này có 26.885 hộ DTTS nghèo ở các xã, ấp, khóm đặc biệt khó khăn được hỗ trợ, trong đó có hơn 1.500 hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; gần 550 hộ dân tộc được xét vay vốn tín dụng ưu đãi.

Nhờ các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã giúp nhiều hộ dân tộc Khmer ở tỉnh Hậu Giang thoát nghèo

Nhiều hộ Khmer vươn lên thoát nghèo

Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 31,38%, nhưng đến năm 2020 chỉ còn hơn 12,34%. Có được kết quả này ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với đồng bào dân tộc thì có sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của từng hộ đồng bào dân tộc”.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Triệu, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách, dự án dành cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, nhất là chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc. 

Được biết, xã Thới Ðông, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ có 239 hộ, 970 nhân khẩu người dân tộc Khmer. Năm 2015, toàn xã Thới Ðông có 60 hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo, chiếm 28% tổng số hộ dân tộc Khmer. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ đất ở, xây nhà nên đến cuối năm 2020 không còn hộ dân tộc Khmer thuộc diện nghèo.

Theo ông Trương Thanh Sang, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cờ Ðỏ, TP. Cần Thơ, từ các chương trình, dự án, quyết định của Trung ương, TP. Cần Thơ dành cho đồng bào dân tộc tại huyện Cờ Đỏ nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nơi đây có bước phát triển mới, góp phần vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo của địa phương. 

Trao đổi với Phóng viên, ông Sơn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trong thời gian qua, TX. Vĩnh Châu đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, đến nay trên địa bàn TX. Vĩnh Châu đã có 4 xã được công nhận là xã nông thôn mới.

“Hiện nay, mức sống của vùng đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn TX. Vĩnh Châu cũng đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,56%; 100% xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã; hơn 80% diện tích đất nông nghiệp có hệ thống thủy lợi được cải tạo, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt cho sản xuất” - ông Sơn Ngọc Thạch cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Sóc Trăng: Giúp đồng bào DTTS nâng cao kiến thức về pháp luật
    (TN&MT) - Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong thời gian qua Trung tâm Trợ giúp Pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sóc Trăng đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động TGPL, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO