Bình Định: Tết đầu tiên trên khu tái định cư mới An Dũng

Mỹ Bình | 18/02/2021, 18:21

(TN&MT) - Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Hrê vui mừng đón Tết đầu tiên trên khu tái định cư mới An Dũng, huyện An Lão. Năm nay nhà nào cũng có thịt gác bếp, rượu, bia, bánh tét, bánh mứt để ăn tết. Mặc dù đã Mùng 6 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhưng không khí Tết, mùa Xuân vẫn đong đầy trong ngôi làng mới.

Chúng tôi lên thăm bà con dân tộc Hrê trên khu tái định cứ mới xã An Dũng, huyện An Lão vào Mùng 6 Tết Tân Sửu 2021. Mặc dù Tết đã qua nhưng không khí Tết, không khí mùa Xuân vẫn ngập tràn trên ngôi làng mới nằm giữa thung lũng núi rừng xanh biếc.

Khu tái định cư mới An Dũng, huyện An Lão 

Hàng trăm ngôi nhà xây kiên cố, màu ngói đỏ tươi xen lẫn màu xanh lam, màu đen như vườn hoa đủ sắc màu tạo nên điểm nhấn trong không gian xanh bạt ngàn trên vùng cao An Lão.

Đây là năm đầu tiên người dân tộc Hrê đón Tết trong ngôi nhà mới. Nhiều ngôi nhà xây bề thế khang trang hay xây tàm tạm tùy theo điều kiện kinh tế của gia chủ, nhưng bởi Tết nên nhà nào cũng có hoa, chậu cúc và không quên cắm lá cờ đỏ sao vàng trước nhà để đón Tết, đón năm mới Tân Sửu 2021.

Trước không gian tươi đẹp cùng với màu ngói đỏ, khu tái định cư mới An Dũng hiện hữu để minh chứng về sự đồng thuận giữa ý Đảng, lòng dân mang lại no ấm, tương lai tươi sáng cho đồng bào dân tộc Hrê.

Ông Đinh Thành Đua – người dân tộc Hrê là người sống gắn bó gần hết quảng đời mình tại vùng đất An Dũng

Người chúng tôi gặp và trò chuyện là ông Đinh Thành Đua – người dân tộc Hrê, ông là người sống gắn bó gần hết quảng đời mình tại vùng đất An Dũng. Ông Đua kể cho chúng tôi nghe về việc người dân làng phải dời đi để nhường đất cho dự án hồ chứa nước Đồng Mít và lên khu tái định cư mới sinh sống.

Ông Đua cho biết: Đây là cái Tết đầu tiên chúng tôi ăn Tết trong nhà mới trên khu tái định cư mới An Dũng. Làng cũ của bà con đã nhường mặt bằng cho Nhà nước thực hiện dự án hồ chứa nước Đồng Mít. Để xây công trình này, hơn 1.300ha đất được thu hồi, gần 900 hộ dân huyện An Lão bị ảnh hưởng. Trong đó, 478 hộ đồng bào dân tộc Hrê ở xã An Dũng phải dời đến nơi ở mới.

Bà con làng cũ đều chấp thuận lên khu tái định cư mới sinh sống 

Ông Đua kể tiếp: Lúc đầu bà con không ai muốn rời làng cũ đâu, nhưng đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên bà con ủng hộ. Riêng thôn 1 nơi tôi sinh sống có 161 hộ dân phải di dời đi nhưng gia đình nào cũng chấp hành, thuận tình ý Đảng, lòng dân nên người dân ủng hộ thực hiện chủ trương dự án hồ chứa nước Đồng Mít.

Khu tái định cư mới đầy đủ điện, đường, trường, trạm

Ông Đua tiếp tục chia sẻ: Năm đầu tiên ăn Tết trong làng mới bà con vui lắm, mổ gà, mổ heo ăn Tết. Nhà nào cũng có thịt, bia, rượu và được chính quyền quan tâm cho gạo ăn Tết nên no ấm đón Tết không sợ phải lo cái ăn sau Tết như những năm trước. Lên khu mới nhà nào cũng xây khang trang đẹp đẽ hơn. Ở khu tái định cư mới, điện, đường, trường, trạm đầy đủ hơn làng cũ nên bà con rất phấn khởi.

Thịt heo gác bếp ăn Tết của người dân tộc Hrê

Ông Đua không ngần ngại mời chúng tôi đi thăm quan nhà mới của con gái mình nằm bên cạnh nhà ông. Ông giới thiệu gian nhà bếp và khoe thịt gác bếp của nhà con gái mình rất ngon và mời chúng tôi thưởng thức thịt heo gác bếp, bánh tét, rượu của gia đình.

Mặc dù đã Mùng 6 Tết Nguyên đán Tân Sửu nhưng gia đình ông vẫn rộn ràng không khí Tết. Khách đến nhà khá đông, trên mâm tiếp khách là những món ăn thượng đẳng mà người đồng bào Hrê dành cho khách quý với sự trân trọng nồng nhiệt của gia chủ.

Bánh tét, thịt heo gác bếp ăn Tết

Trong lúc trò chuyện hỏi thăm các vị khách của gia chủ, chúng tôi được ông Đinh Văn Bá - người làng khu tái định cư mới An Dũng chia sẻ: Gia đình tôi được nhận bồi thường vài trăm triệu xây nhà mới ăn Tết rất vui. Trong nhà ít nhiều cũng sắm bánh mứt, thịt ăn Tết. Tết đầu tiên trong nhà mới, làng mới nên phải ăn Tết to.  

Mâm tiếp khách là những món ăn thượng đẳng mà người đồng bào Hrê dành cho khách quý với sự trân trọng nồng nhiệt của gia chủ.

Bà con trong khu tái định cư mới An Dũng thăm xuân chúc Tết nhau 

Được biết, dự án Hồ chứa nước Đồng Mít do Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2019, dự kiến hoàn thành vào năm nay. Hồ chứa có dung tích thiết kế gần 90 triệu m3 nước, khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho hơn 6.700ha đất, cấp nước sinh hoạt cho gần 280.000 người dân ở 4 huyện là An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ tỉnh Bình Định.

Niềm hy vọng tương lai tươi sáng về cuộc sống mới trên khu tái định cư mới An Dũng

Để thực hiện dự án, huyện An Lão đã xây hai khu tái định cư mới cách làng cũ An Dũng hơn 10km, chính quyền địa phương bố trí khoảng 700ha đất giúp bà con duy trì sản xuất. Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là Tết đầu tiên bà con đồng bào dân tộc Hrê đón Tết trong nhà mới, làng mới cùng mùa Xuân ấm áp với niềm hy vọng tương lai tươi sáng về cuộc sống mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO