Giữ rừng... vì mục tiêu kép ở Điện Biên

Trần Hương | 23/02/2021, 13:36

(TN&MT) - Đứng trên đỉnh Pha Đin, phóng tầm mắt hướng về Tuần Giáo (Điện Biên), ngọn núi Pu Huốt cao ngất “chứng nhân” ngàn đời cho hàng vạn cây rừng ngã xuống... thế vào đó là những giống cây lương thực ngắn ngày. Bây giờ Điện Biên đang là mùa khô, nhìn tổng thể đồi đã có màu xanh nhưng vẫn là “chiếc áo vá”... Nghĩa là, tỷ lệ người dân ở Điện Biên sống được nhờ rừng còn thấp. Song đồng bào hãy nhìn về góc nhìn thiên tai, bão lũ... Hãy giữ rừng để giữ ngôi nhà mình đang ở.

Nhiều thân gỗ to ở rừng Mường Nhé.

Chiều cuối năm rét ngọt, cả không gian tinh màu trắng đục, sương bay là là vắt ngang cổ núi. Dưới chân Pu Huốt hoa dã quỳ nở vàng mê mải, rực lên những bông hoa chuối như những ngọn lửa hồng thắp sáng đêm đông. Đồng nghiệp tôi đi cùng hóm hỉnh: Nhìn những loài hoa dại ấy bừng lên trong màn sương giá rét làm cho cảnh vật bớt đi sự nghèo nàn và tẻ nhạt... giống như việc tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên được nâng lên là nhờ chính sách DVMTR, làm sáng lên bức tranh tổng thể bảo vệ rừng ở nơi đây.

Tôi giãy nảy... Ai lại ví như thế!?

Chúng tôi nhìn nhau cười, mỗi người dượt đuổi theo một sự suy nghĩ của riêng mình. Nhưng rõ ràng đồng nghiệp tôi nói là có cơ sở. Song công bằng mà nói, Điện Biên bây giờ đồi cũng bớt trọc hơn 5 năm trước, một phần do tỷ lệ che phủ của rừng cao su, song cũng một phần nhờ ý thức người dân nâng lên thông qua những bài học về tai họa thiên tai và một số chương trình, chính sách của Nhà nước.  Đặc biệt là từ chính sách DVMTR...

Được biết, trong vài năm trở lại đây 11 huyện thị, thành phố của tỉnh Điện Biên người dân đều được hưởng chính sách từ dịch vụ chi trả môi trường rừng (DVMTR). Nghĩa là, các hộ dân và các cộng đồng thôn bản... có diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ sau 5 năm được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên xác nhận có rừng thì người dân sẽ được hưởng lợi từ chính sách ấy tùy theo lưu vực sông mà các thủy điện đóng máy. Trong các lưu vực sông Đà, sông Mã... và nhiều nhánh sông nhỏ khác thì lưu vực sông Đà hiện nay người dân đang được hưởng chính sách DVMTR với số tiền thủy điện ủy thác trả cho dân cao nhất, đơn giá bình quân từ 500.000đ/ha/năm. Và đến năm 2016 lưu vực sông Đà tăng lên đến 822.703 đồng/ha/năm.

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, cho biết: Sở dĩ các hộ dân có diện tích rừng tại các lưu vực sông Đà được nhận tiền từ chính sách chi trả DVMTR cao do lưu vực sông này có 3 nhà máy thủy điện lớn, gồm: Thủy điện Lai Châu, thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình và nhà máy nước Vinaconex.

Cũng theo đơn vị này báo cáo, năm 2019, tỉnh Điện Biên đã thực hiện chi trả trên 200 tỷ đồng cho 2.551 chủ rừng phân bố trên địa bàn các huyện: Điện Biên, Điên Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Chà và Mường Lay.

Chúng tôi theo chân đoàn cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên có mặt tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; để trả tiền bảo vệ rừng cho người dân từ chính sách chi trả DVMTR.

Già làng Lùng Quang Trung, trưởng nhóm nhận khoán bản Cây Muỗm, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, chia sẻ: Cộng đồng bản chúng tôi hợp đồng với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng đã được 5 năm. Nhóm chúng tôi bầu ra Ban Quản lý rừng cộng đồng và đại diện cho các thành viên trong nhóm ký hợp đồng với BQL Khu Bảo tồn... Nói thật là không có rừng và chính sách DVMTR thì chắc là chúng tôi biết làm gì để ăn... Hàng tuần chúng tôi chia nhau ra đi tuần tra rừng, lập chốt gác cửa ra vào rừng, phòng cháy chữa cháy rừng... Công việc chỉ có thế thôi, sẽ không vất vả nếu mình bảo vệ rừng tốt... Còn tiền nhận được từ việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng nhóm chia đều cho các hộ... ai vi phạm sẽ bị trừ ngày công và đưa ra khỏi nhóm hưởng lợi từ rừng. Nên mọi người trong nhóm ai cũng cố gắng làm tốt. Có tiền DVMTR nên con cái được đi học, nhà cửa được dựng mới.

Thân cây cổ thụ ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Được biết, chính sách chi trả DVMTR đã tác động nhiều mặt đối với môi trường rừng và cuộc sống của người dân, cả về kinh tế, xã hội và môi trường; là nguồn lực để phát triển rừng bền vững.

Trong đó về mục tiêu kinh tế, chính sách chi trả DVMTR góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, có nguồn thu nhập ổn định từ rừng. Về môi trường, chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, diện tích rừng được chi trả nâng lên, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống ứng phó biến đổi khí hậu và những bài học đắt giá về thiên tai bão lũ, điển hình lũ ống xảy ra tại T.X Mường Lay năm 1990.

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên cho biết: Chính sách chi trả DVMTR đã tạo thu nhập ổn định cho hơn 53.000 hộ dân tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn, trong đó lưu vực sông Đà thu nhập trung bình đạt 3 triệu đồng/hộ/năm. Riêng với khu vực huyện Mường Nhé trung bình mỗi hộ dân có thu nhập gần 10 triệu đồng mỗi năm, cá biệt tại bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, mỗi hộ đạt trung bình trên 100 triệu đồng/hộ/năm.

Đó chỉ là một trong những xã, những huyện của tỉnh Điện Biên nằm trong lưu vực sông Đà được hưởng tiền bảo vệ rừng từ 3 nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước. Còn những xã, những huyện còn lại của tỉnh Điện Biên thì tiền công bảo vệ rừng vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cải thiện đáng kể vào việc bảo vệ rừng của người dân.

Nếu năm 2016 tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên đạt 38,5% (theo báo cáo kết quả kiểm kê rừng giai đoạn 2014 – 2016) thì đến nay tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Điện Biên đã nâng lên 42,25% (năm 2020) nhờ chính sách DVMTR. Đồng thời, đời sống của người dân tại vùng được hưởng chính sách này ngày càng được nâng lên và sống được nhờ rừng, theo đó tình trạng lũ ống, lũ quét... làm thiệt hại nhà cửa, tài sản của người dân cũng giảm đi. Đó là nhờ ý thức của đồng bào đã được nâng lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO