Bình Thuận: Giảm nguy cơ hoang mạc hóa từ việc giao khoán rừng cho đồng bào DTTS

Linh Nga | 25/09/2021, 10:20

(TN&MT) - Những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều chính sách giao khoán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần bảo vệ, phát triển rừng, giảm nguy cơ hoang mạc hóa trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp.

Giảm nguy cơ hoang mạc hóa

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, khí hậu khô hạn nhất cả nước, nhiệt độ trung bình năm cao trên 27 độ C, lượng mưa trung bình từ 1.000 đến 1.600mm/năm, chỉ bằng bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ. Vì vậy, tình trạng sa mạc hóa tại Bình Thuận ngày càng diễn biến phức tạp và trầm trọng hơn ở các huyện ven biển. Đồng thời, tốc độ thoái hóa đất cũng diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt là tại các vùng trọng điểm khô hạn của huyện Bắc Bình.

Tình trạng khô hạn, thiếu nước liên tục xảy đã tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo thống kê, Bình Thuận có gần 90 nghìn ha đất bị hoang mạc hóa, chiếm 11% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn; đồng thời, diện tích đất ven biển dài 50km. Cụ thể, tại vùng đất khu Lê, huyện Bắc Bình, ngày trước đất tốt, hoa màu phong phú, đa dạng, động vật còn rừng trú ẩn nhưng sau mấy chục năm đã có sự thay đổi khá rõ. Hiện, không còn cây rừng, nguồn nước cạn kiệt nên các loài động thực vật không thể sinh sống được. Năm 2018, tình trạng nắng hạn kéo dài đã khiến hơn 4.400 ha diện tích hoa màu của người dân tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình chịu thiệt hại nặng nề… khiến hoạt động sản xuất và đời sống của nông dân tại nhiều địa phương gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng vẫn diễn ra phức tạp khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp và tăng nguy cơ suy thoái đất, hoang mạc hóa. Tình trạng này diễn ra gay gắt ở một số huyện giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và địa bàn nội địa huyện Tánh Linh (Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Ban Quản lý Rừng phòng hộ La Ngà)...

Thời gian qua, để tăng diện tích che phủ rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng, giảm nguy cơ suy thoái đất trong bối cảnh tình trạng BĐKH ngày càng diễn ra khốc liệt, tỉnh Bình Thuận đã và đang thực hiện nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

Trong đó, việc giao đất trồng rừng và giao khoán việc chăm sóc, bảo vệ rừng cho người DTTS được tỉnh Bình Thuận đặc biệt chú trọng. Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 2.379 hộ đồng bào DTTS, với diện tích là 86.179,42ha, bình quân 36,23 ha rừng/hộ. Mức kinh phí giao khoán hiện nay là từ 200.000 - 300.000 đồng/ha/năm, bình quân mỗi hộ có thêm thu nhập từ 7 -10 triệu đồng/năm.

Riêng đối với các hộ dân tại các xã thuộc khu vực II, khu vực III thuộc đối tượng có trong Danh mục các xã thuộc 3 khu vực DTTS và miền núi tỉnh Bình Thuận do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017, sẽ được chi trả 400.000 đồng/ha/năm khi tham gia nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng. Tổng kinh phí thực hiện chi trả tiền công quản lý, bảo vệ rừng cho hộ đồng bào DTTS từ năm 2011 đến năm 2020 là hơn 20,233 tỷ đồng.

Tính đến nay, tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 340.500 ha, trong đó, rừng tự nhiên 288.400 ha; rừng trồng 48.000 ha và rừng trồng chưa thành rừng 4.100 ha.

Nhờ nguồn lợi từ rừng, nhiều hộ dân đồng bào DTTS ở Bình Thuận đã duy trì được sinh kế bền vững.

Duy trì sinh kế bền vững từ rừng

Việc thực hiện chính sách giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào DTTS không những góp phần giảm thiểu tình trạng phá rừng và khai thác lâm sản trái phép mà còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ được nguồn nước tưới tiêu hoa màu cho người dân trong các đợt nắng nóng kéo dài. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách giao khoán rừng còn đem lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia đình, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS trong tỉnh. Nếu như 5 năm trước, hộ nghèo vùng đồng bào DTTS toàn tỉnh là 4.250 hộ (chiếm gần 20% tổng số hộ đồng bào DTTS), thì đến nay con số này chỉ còn 1.705 hộ (chiếm 6,96% tổng số hộ đồng bào DTTS).

Ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết: Thời gian qua, Bình Thuận đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; các chính sách trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; đặc biệt là chính sách giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tất cả các cánh rừng giao khoán cho người dân đồng bào DTTS quản lý, bảo vệ đều đang phát triển tốt; ý thức bảo vệ rừng của người dân vùng DTTS đã được nâng cao một cách đáng kể...

Ngoài ra, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng còn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động con em, người thân trong gia đình, dòng tộc tại các thôn, bản nâng cao nhận thức về lợi ích của việc nhận khoán bảo vệ rừng sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hạn chế, giảm thiểu thiên tai do BĐKH như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá...

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tân, thời gian tới, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS, đặc biệt là hỗ trợ về đất đai. Đồng thời, tiếp tục đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, thoát khỏi nghèo khó vươn lên làm giàu.

Bên cạnh đó, tiếp tục huy động các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng; nhân rộng mô hình Quản lý, sử dụng kinh phí giao khoán bảo vệ rừng để thực hiện mô hình sinh kế bền vững, thích ứng với BĐKH cho đồng bào DTTS.

Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến các hộ dân đồng bào DTTS; thường xuyên phối hợp giữa các cấp, ngành, chính quyền địa phương, tuần tra, truy quét, ngăn chặn các hành vi vi phạm gây ra tình trạng mất rừng, suy thoái rừng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO