Mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả ở Thanh Xương

Phạm Huế - Hoàng Châu | 22/09/2021, 20:48

(TN&MT) - Công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đã đạt được những kết quả tích cực: Ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong công tác bảo vệ môi trường được nâng cao. Một số địa phương đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng dân cư thu gom, phân loại và xử lý rác tại nơi phát sinh, không nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn.

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các làng nghề chưa qua xử lý vẫn còn tồn tại, bên cạnh các giải pháp xử lý môi trường các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần nhân rộng những mô hình bảo vệ môi trường. Đoàn viên thanh niên tỉnh Điện Biên khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường tại vùng nông thôn.

Ở các vùng nông thôn không phải nơi nào việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cũng được thực hiện tốt, vì ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Đoạn đường khu dân cư C9, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên rất sạch sẽ nhờ công tác giữ vệ sinh môi trường tại thôn bản.

Là một xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã và đang thực hiện tốt mô hình bảo vệ môi trường tại địa phương. Hiện nay, xã Thanh Xương gồm có 22 thôn, bản. Ông Ngô Minh Cương, Chủ tịch UBND xã Thanh Xương, cho biết: Trước đây việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt còn chưa được thực hiện tốt, vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền vận động, thường xuyên kiểm tra, giao cho các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ cùng xuống cơ sở thu gom rác theo các chương trình hành động. Đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường của tổ tự quản vệ sinh môi trường thôn bản. Nên ý thức của người dân ngày càng được nâng lên, đường làng ngõ xóm sạch đẹp.

Nông dân xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) sử dụng máy cấy bằng tay trên mô hình cánh đồng “một giống”.

Những năm qua, tại khu vực nông thôn công tác thu gom và xử lý rác thải thông qua các mô hình tổ tự quản. Ở các vùng nông thôn không phải nơi nào việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cũng được thực hiện tốt, vì ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn tình trạng người dân vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Ðể bảo vệ môi trường, thời gian qua huyện Ðiện Biên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như: Hợp đồng với các doanh nghiệp để thu gom, vận chuyển rác thải về bãi rác; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc chung tay giữ gìn vệ sinh, không xả rác tùy tiện ra môi trường, chăn nuôi hợp vệ sinh.

Từ năm 2016 đến nay, việc thu gom và vận chuyển rác thải đến địa điểm tập trung có đội tự quản vệ sinh môi trường, tại mỗi thôn, bản do trưởng ban công tác mặt trận các thôn bản làm tổ trưởng, mỗi tổ từ 5-7 người, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở những hộ dân chưa đổ rác đúng nơi quy định. Hiện tại, xã Thanh Xương có 11 điểm thu gom rác tập trung tại những điểm thu gom rác thuận tiện như đội 4a, 4b, đội c17, đội c9… Từ đó, thuận tiện cho công nhân môi trường vận chuyển rác đến điểm xử lý rác Nhà máy xử lý rác Púng Min (huyện Điện Biên).

Người dân xã Thanh Xương quét dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Ông Cương cho biết thêm: Người dân trong xã Thanh Xương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nên công tác bảo vệ môi trường là rất cần thiết, hiện nay tình trạng chăn thả rông gia xúc, gia cầm còn ít, các hộ đều xây chuồng trại chăn nuôi xa nơi ở, không nuôi nhốt trâu bò dưới gầm sàn và chất thải trong chăn nuôi được tận dụng để làm phân hữu cơ, người dân tại các thôn đã có ý thức phân rác tại nguồn bằng cách chôn lấp và đem đến các điểm thu gom.

Sau hơn 6 năm xây dựng NTM, xã Thanh Xương đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 47/50 nội dung theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Đến nay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã được đầu tư mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa; gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; công nghiệp và dịch vụ phát triển; đảm bảo môi trường sinh thái; xã hội nông thôn dân chủ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Hệ thống chính trị từng bước kiện toàn, đảm bảo đủ về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yều cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương; an ninh trật tự được giữ vững.

 Trong sản xuất nông nghiệp, đã có bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, người dân có ý thức thu gom vỏ bao bì sau khi sử dụng thuốc đem đến nơi quy định để xử lý. Việc xử lý chất thải ở các hộ chăn nuôi cũng được người dân thực hiện tốt, chuồng trại nằm cách biệt với nhà, chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý khép kín. Thay đổi thói quen xả rác tự do trong sinh hoạt, xây dựng ý thức thu gom, xử lý rác thải cho người dân là một trong những yếu tố quan trọng giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn.

Có thể thấy, mô hình bảo vệ môi trường tại địa phương có ý nghĩa rất thiết thực, nhất là đối với địa bàn nông thôn, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, giữ đường làng ngõ xóm luôn xanh – sạch – đẹp.

Bài và ảnh: Phạm Huế - Hoàng Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO