Bến Tre: Quan tâm đồng bào DTTS xây dựng quê hương giàu mạnh

Bạch Thanh | 25/07/2022, 08:55

(TN&MT) - Thời gian qua, công tác tham mưu thực hiện chính sách dân tộc luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành tỉnh Bến Tre; đặc biệt trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn, góp phần cùng cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), đoàn kết gắn bó, chung tay xây dựng quê hương.

Tăng cường công tác cấp giấy CNQSDĐ

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Bến Tre, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Qua đó, tính đến tháng 6/2022, công tác cấp giấy CNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân tại Bến Tre được tổng số 608.705 giấy, với diện tích 177.844 ha, chiếm tỷ lệ gần 95%. Phần diện tích còn lại, các cơ quan, đơn vị chức năng trong tỉnh đang triển khai cấp giấy chứng nhận tiếp tục cho hộ gia đình và cá nhân, trong đó có đồng bào DTTS trên địa bàn.

h1(1).jpg

Tiếp nhận các thủ tục hành chính lĩnh vực TN&MT tại bộ phận một cửa của tỉnh

Chia sẻ với phóng viên, nhiều người dân, trong đó có đồng bào DTTS tỏ ra phấn khởi và vui mừng khi phần đất của mình được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận. Theo họ, đây không chỉ giúp xác định pháp lý về QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hay việc dùng để vay vốn, mà đây còn giảm thiểu tình trạng đất đai bị lấn chiếm hoặc tranh chấp.

Được biết, để đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho người dân, hiện nay Sở TN&MT Bến Tre cùng các cấp, các ngành và đơn vị chức năng trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức để người dân nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cũng như việc thực hiện thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa liên thông, triển khai thực hiện thủ tục hành chính với hình thức dịch vụ công cấp độ 3,4; đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính đúng thời gian quy định, hạn chế thấp nhất các trường hợp trễ hẹn; xây dựng bộ thủ tục hành chính lĩnh vực TN&MT theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; nâng cao năng lực phục vụ, hướng dẫn tận tình, tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho người dân khi đến giao dịch.

Tích cực tham gia BVMT

Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, bên cạnh việc tăng cường công tác cấp giấy CNQSDĐ cho hộ gia đình và cá nhân, thời gian qua, tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình chung tay BVMT, ứng phó với BĐKH mang lại nhiều ý nghĩa, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức trong giữ gìn môi trường sống “xanh – sạch – đẹp” tại địa phương.

h2.jpg

Bến Tre hướng đến xây dựng thành công một “Bến Tre xanh - Bến Tre đáng sống”

Từ các mô hình, bà con ở cộng đồng dân cư, trong đó có đồng bào DTTS trên địa bàn đã tích cực hưởng ứng, đăng ký thực hiện các công trình, phần việc về BVMT, ứng phó với BĐKH; từng gia đình ra quân dọn dẹp vệ sinh, BVMT, nạo vét kênh mương, xây dựng lu hồ, cống đập trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất, triển khai hệ thống thùng chứa rác ở các tuyến đường trong khu dân cư, chỉnh trang cảnh quang môi trường…

Theo ông Bùi Minh Tuấn, nhận thức của người dân nói chung, đặc biệt là đồng bào DTTS nói riêng về BVMT đã được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 2011 chỉ có hơn 75% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và gần 40% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh thì đến nay đã có trên 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, hơn 73% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia và gần 93% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 66,7% hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; 11,8% hộ đăng ký dịch vụ thu gom rác và gần 81% hộ có đào hố chôn lấp hoặc đốt rác trong vườn nhà.

Để tiếp tục phát huy vai trò, vị trí của cộng đồng các dân tộc trong BVMT, ông Bùi Minh Tuấn cho hay, thời gian tới, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng truyền thông, tuyên truyền. Bên cạnh, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình BVMT trong cộng đồng dân cư như: “Hộ gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình”; “Khu dân cư tự quản về môi trường”, “Ấp nông thôn mới kiểu mẫu”; “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng”; “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”; “Chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại”; “Trường học xanh - sạch - năng động”…

“Thông qua tham gia các mô hình, mọi người dân trong cộng đồng dân cư nói chung và đồng bào DTTS nói riêng sẽ nhận thấy được lợi ích thiết thực từ việc BVMT, từ đó hình thành những hành vi thân thiện với môi trường, từng bước phát huy vai trò, vị trí của mỗi người trong BVMT, hướng đến xây dựng thành công một Bến Tre xanh - Bến Tre đáng sống”, ông Bùi Minh Tuấn cho biết thêm.

Đoàn kết gắn bó, cùng xây dựng quê hương

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn tỉnh, ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em với 6.208 người cùng làm ăn, sinh sống; trong đó, đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người, dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ có 2, 3 người như: Chơro, X’Tiêng, Thượng, BaNa, XơĐăng,…

h3.jpg
Lãnh đạo UBND tỉnh, MTTQ tỉnh và các Sở, ngành Bến Tre giao lưu với đại biểu các dân tộc tại địa phương

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, đồng bào các dân tộc trên địa bàn Bến Tre ngày càng có cuộc sống ổn định hơn về vật chất và tinh thần, luôn đoàn kết gắn bó với cộng đồng dân cư, tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động; nhiều con em đồng bào các dân tộc được học hành đến nơi đến chốn, thành đạt và tham gia công tác trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; một số em có học vị cao như tiến sĩ, thạc sĩ và được giao những trọng trách quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

Ông Lưu Quốc Minh - Trưởng ban Hoa vận TP.Bến Tre chia sẻ, toàn TP.Bến Tre có hơn 520 hộ người Hoa, với hơn 1.700 nhân khẩu. Mối quan hệ giữa người Hoa với cộng đồng ở địa bàn dân cư gắn bó trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Người Hoa được hưởng mọi quyền lợi như mọi công dân và được quan tâm tạo điều kiện làm việc, học tập nâng cao trình độ, tham gia vào hoạt động đoàn thể. Bản thân ông cũng là người tích cực tham gia công tác xã hội, thường xuyên vận động bà con người Hoa cùng với cộng đồng dân cư chung tay BVMT, ứng phó với BĐKH.

Còn theo chị Thạch Thị Ngọc Yến - là dân tộc Khmer, ngụ huyện Giồng Trôm, trong những năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc dần được cải thiện. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã từng bước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Từ đó, đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày càng có cuộc sống ổn định hơn về vật chất và tinh thần, luôn đoàn kết gắn bó, tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.

Trong khi đó, chị Triệu Thị Thủy - dân tộc Tày, ngụ tại huyện Thạnh Phú thì cho rằng, là một công dân, chị rất tự hào những thành tựu đạt được của quê hương trong những năm qua. Những đổi thay đó, đã giúp cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc như chị được cải thiện nhiều hơn, tạo được niềm tin, sự phấn khởi để tập trung chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chung tay góp sức xây dựng quê hương. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, bản thân chị và gia đình, cũng như tất cả những người Tày sinh sống trên địa bàn cảm thấy ấm áp, yên lòng như được sống trong một “ngôi nhà” đại đoàn kết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO