Phát huy giá trị sinh thái

Tuyết Chinh | 08/02/2020, 14:13

(TN&MT) - Việt Nam luôn xác định việc bảo tồn các vùng đất ngập nước (ĐNN) giàu tài nguyên là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Khuyến khích đầu tư

Nhằm phát huy giá trị các vùng ĐNN, ngày 29/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2019.
Nghị định 66 cũng nêu rõ, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư đầu tư, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và loài chim di cư tại vùng đất ngập nước; phục hồi các vùng đất ngập nước quan trọng, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên đã bị suy thoái hoặc bị khai thác quá mức; duy trì và phòng ngừa sự biến đổi các đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước.
Cùng với đó, khuyến khích việc giám sát các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng; phát hiện và thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng. Thực hiện mô hình sinh kế bền vững về môi trường, mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hoạt động du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.

anh-1(1).jpg

Đặc biệt, đối với việc đầu tư bảo tồn, sử dụng vùng đất ngập nước quan trọng, Nhà nước có các chính sách ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng; các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
Nhà nước cũng ưu đãi đầu tư cho các hoạt động phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái; bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng; chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Việt Nam có khoảng 12 triệu ha ĐNN được phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các hệ sinh thái đầm phá, bãi bùn, vùng cửa sông và vùng ngập mặn dọc theo bờ biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước ta có 1.028 loài cá, 848 loài chim, 800 loài động vật không xương sống ở hệ sinh thái nước ngọt và hơn 11 nghìn loài động, thực vật sống ở hệ sinh thái ĐNN biển, ven biển.

anh-2(1).jpg
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nổi tiếng bởi hệ thực vật phong phú và hàng trăm loại thuỷ hải sản có giá trị.

Cần sự chung tay của cộng đồng

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường cho rằng, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các nội dung của Nghị định số 66/2019/NĐ-CP đã đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của các vùng ĐNN đối với việc ứng phó biến đổi khí hậu. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng cùng cam kết bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng ĐNN; dừng các hoạt động gây suy thoái các vùng ĐNN và thúc đẩy phục hồi các vùng ĐNN bị suy thoái.
Các cơ quan có liên quan cần thực hiện tốt việc bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN và hạn chế đến mức thấp nhất việc tháo nước, gây mất nước tại các vùng ngập nước để góp phần chống lại BĐKH trên toàn cầu; lồng ghép nội dung về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN, nhằm ứng phó biến đổi khí hậu vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, địa phương một cách hiệu quả và bền vững...

Với tính đa dạng của các kiểu loại ĐNN đã tạo nên sự phong phú về loài, cung cấp lương thực, thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt gần 10 tỷ USD (năm 2016). Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển bền vững các vùng ĐNN giàu tài nguyên và ĐDSH luôn được Việt Nam xác định là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước thời gian qua.

Bài liên quan
  • “Xanh  - sạch - sáng” các thánh đường ở Cố đô Huế
    (TN&MT) - Thời gian qua, giáo dân Công giáo ở các xứ đạo trung tâm TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan “xanh - sạch – sáng” trong khuôn viên các thánh đường, thể hiện tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Hơn 50% diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá nguy hiểm
    Hơn 70% số xã với hơn 50% tổng diện tích tỉnh Yên Báo có nguy cơ trượt lở đất đá ở mức cao và rất cao. Việc đánh giá hiện trạng và xây dựng được bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai.
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO