“Xanh - sạch - sáng” các thánh đường ở Cố đô Huế

Văn Dinh | 01/09/2022, 19:08

(TN&MT) - Thời gian qua, giáo dân Công giáo ở các xứ đạo trung tâm TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan “xanh - sạch – sáng” trong khuôn viên các thánh đường, thể hiện tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo”.

Đạo Công giáo là tôn giáo có số giáo dân đông vào hàng thứ 2 (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên - Huế. Thời gian qua, cộng đồng giáo dân đã thể hiện trách nhiệm sống “tốt đời đẹp đạo” qua nhiều việc làm thiết thực và ý nghĩa.

Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc về môi trường sống “xanh – sạch – sáng” ở 2 thánh đường lớn nhất Cố đô Huế là Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam và Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, đây được xem là những “điển hình” về bảo vệ môi trường của cộng đồng Công giáo tại Huế.

hue-1.jpg

Hình thành vào cuối thế kỷ 17, giáo xứ chính tòa Phủ Cam nằm ở trung tâm TP. Huế là xứ đạo lớn và đông giáo dân nhất của Tổng giáo phận Huế với khoảng 6.000 người

hue-2.jpg

Qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” mà tỉnh Thừa Thiên - Huế phát động, bà con giáo dân ở đây đã tích cực tham gia vệ sinh, bảo vệ môi trường với phương châm “tử tế với môi trường là tử tế với chính mình, tử tế với xã hội và tử tế với thế hệ mai sau”

hue-3.jpg

Bên trong thánh đường cũng như khuôn viên nhà thờ Phủ Cam luôn sạch sẽ, thoáng mát nhờ việc dọn vệ sinh hằng tuần của bà con giáo dân

hue-4.jpg

Linh mục An tôn Nguyễn Văn Tuyến - Chánh xứ chính tòa Phủ Cam chia sẻ, các giáo dân trong xứ thời gian qua luôn đề cao việc bảo vệ môi trường thông qua những việc làm thiết thực. Trong các buổi sinh hoạt, học giáo lý, những người huynh trưởng luôn nhắc nhở giáo dân không xả rác bừa bãi mà phải bỏ vào đúng nơi quy định để có nhiều khoảng xanh, sạch...

hue-5.jpg

Nhờ nhiều cây xanh, hoa lá... nên nhà thờ Phủ Cam luôn là điểm dừng chân cho tất cả mọi người dân, du khách để cầu nguyện, nghỉ ngơi hay tham quan

hue-6(1).jpg

Cách Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam khoảng 1km, thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (hay còn gọi là Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế) là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ mang phong cách Á Đông ở trung tâm TP. Huế, tín đồ giáo dân gần 3.000 người

hue-7(1).jpg

Hội đồng giáo xứ đã mua thêm cây xanh, hoa... trồng xung quanh nhà thờ tạo bóng mát cho khuôn viên

hue-8(1).jpg

Cứ mỗi cuối tuần thì giáo dân lại dọn vệ sinh, giúp thánh đường luôn sạch sẽ

hue-9(1).jpg

Những cây xanh to lớn được trồng, tỏa bóng mát cho giáo dân, người dân và du khách khi đặt chân vào nhà thờ độc đáo này

Bài liên quan
  • Thanh trà xứ Huế vào mùa lễ hội
    Những ngày ngày, người dân ở phường Thủy Biều (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tất bật thu hoạch trái thanh trà - đặc sản của vùng đất Cố đô bởi hương vị riêng biệt, thơm ngon và mát lành. Không những thế vào dịp lễ 2/9 này, du khách gần xa có cơ hội đến thưởng thức đặc sản địa phương cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm, giải trí hấp dẫn khi Lễ hội thanh trà diễn ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO