Dân tộc thiểu số

Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non

Trần Hương 15:29 15/11/2023

(TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.

Lớp học trong lòng núi

Thầy giáo Lù Văn Thủy có dáng người nhỏ thó, từ tốn, kiệm lời. Nếu “nhìn mặt bắt hình dong” thì rõ đây là một người cần cù, chất phác. Năm nay thầy Thủy 42 tuổi.

Thầy Thủy hiện là giáo viên Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu). Trường nằm ở bản Sân Bay. Bản Sân Bay không bằng phẳng như cái tên sân bay mà đường quanh co khúc khỉu. Dù vậy, đây là bản trung tâm xã nên đường vào cũng đỡ vất vả hơn so với 2 điểm trường mà thầy Thủy dạy trước đây.

Thầy Thủy sinh ra và lớn lên ở tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Năm 2003, ra trường thầy nhận nhiệm vụ lên dạy học tại điểm trường tại bản Sàng Mà Pho thuộc Trường Tiểu học Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ.

Bản Sàng Mà Pho cách trung tâm xã khoảng 20 cây số đường đất, núi, đèo. Mỗi lần hết thức ăn, thầy Thủy phải cuốc bộ cả nửa ngày trời. “Mình là người bản địa mà thấy chặng đường ấy quá gian nan. Nếu không thương các em nhỏ vùng quá khó khăn ấy chắc mình đã bỏ về. Và cũng tiếc công bố mẹ nuôi mình ăn học. Nghĩ thế và tự động viên để trụ lại với nghề”, thầy Thủy tâm sự.

Mới ra trường, thầy Thủy “cắm bản” dạy chữ cho trẻ con người Mông. Khi ấy, gạo và rau bà con cho thầy giáo, muối mì, cá khô thầy phải cõng lên ăn cả tuần. Những năm 2003 - 2004 bản chưa có điện. Lớp học và nhà ở của thầy giáo liền vách, được làm từ phên nứa đập giập, mái lợp cỏ gianh. Toàn bộ bàn học và bảng đều tận dụng từ gỗ thừa khi người dân xẻ gỗ làm nhà.

Cả bản có khoảng 35 nóc nhà, có 3 lớp học. Lớp thầy Thủy dạy là lớp ghép 2 độ tuổi. Trong lớp ấy, một nhóm học chương trình lớp 2 quay mặt lên trên; một nhóm học chương trình lớp 4 quay mặt xuống dưới, hai lớp quay lưng vào nhau. Mỗi ngày thầy Thủy di chuyển từ đầu lớp đến cuối lớp để dạy 2 nhóm trình độ này, cũng như đi vài cây số. Đám học trò nghèo của thầy con chữ cũng vơi đầy theo từng bữa đói, no.

a1.jpg
Thầy giáo Lù Văn Thủy và vợ - cô giáo Lò Thúy Lương

Năm 2005, Ban giám hiệu chuyển thầy Thủy sang điểm bản khác có tên Chảng Phàng, cách xa Trung tâm xã 12 cây số, gần hơn ở bản cũ 1 tiếng đi bộ. Bản Chảng Phàng cũng là bản đồng bào dân tộc Mông. Hàng tuần, thầy Thủy đi bộ từ Trung tâm xã hơn 2 tiếng mới đến nơi dạy học. Nếu tính từ Trung tâm TP. Lai Châu lên đến Trung tâm xã Sin Suối Hồ khoảng 30km, vào đến bản thầy Thủy dạy học gần 50 cây số.

“Hồi ấy, mới ra trường, mình là thanh niên trẻ khỏe, lại là người địa phương nên những bản xa của trường cần mình đến đó. Trong đời người, đời nghề dạy học ở đây, có lẽ cái rét ở Sin Suối Hồ là khó quên nhất. Nhất là những đêm đông, lạnh buốt đến thấu xương, nằm trong chăn đi mấy lần tất chân vẫn buốt”. - Thầy Thủy kể.

Sin Suối Hồ có độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Cái rét nơi đây như được rút ra từ ruột núi, đêm ngủ trong chăn đi mấy lần tất mà vẫn buốt. Trong 4 mùa của trời đất, có lẽ mùa đông là mùa người ta cảm nhận được cái nghèo khó của vùng cao rõ rệt nhất, hơi ấm trong nhà sao mà ít ỏi, cứ trống vắng mênh mông. Những em học sinh Mông một manh áo chống trọi của mùa đông, ngày nào cũng chân trần đến lớp. “Thương vô cùng bạn ạ!”.

Đoạn hai bàn tay thầy đan ngón vào nhau nhìn ra ngoài trời vun vút gió, mây kín ngập lòng thung, tiếng thầy Thủy lạc vào màn sương đặc quánh, khàn đục. “Mùa đông sắp đến rồi, các em học sinh trên này rét lắm, nếu xin được chăn ấm thì bạn nhớ gửi cho tôi xin mấy cái…”

Một đời người, một đời nghề…

Từ khi Lai Châu có chủ trương đưa toàn bộ học sinh từ lớp 3 ở bản về trường chính và cung cấp chế độ ăn bán trú, gần 200 học sinh ở các các điểm trưởng lẻ được đưa về trung tâm xã. Ở bản chỉ còn lại lớp 1, 2.

Cũng từ chính sách này, thầy Lù Văn Thủy và nhiều thầy cô giáo “cắm bản” khác có được cơ hội về trung tâm trường ở bản Sân Bay để dạy học. Năm 2007, thầy Thủy lấy vợ là cô giáo Lò Thúy Lương, (sinh năm 1981) giáo viên cấp 2 cũng là người dân tộc thiểu số, hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THSC Sin Suối Hồ (gọi tắt là Trường cấp II Sin Suối Hồ), cùng xã với trường của thầy Thủy.

Ở đây trường cấp I và trường cấp II cách nhau chỉ một bức tường. Đối diện với 2 trường là Trụ sở UBND xã Sin Suối Hồ. Nghe cán bộ Lý Vần Xiên, Phó Bí thư Đảng ủy xã nói, toàn bộ dân xã Sin Suối Hồ là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Mông chiếm 70%, chủ yếu làm nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 64%. Bởi thế, bên cạnh những đầu tư về cơ sở hạ tầng, thì giáo dục đang được kỳ vọng sẽ đem lại cho một tương lai sáng hơn cho vùng cao nhiều gian khó này. Những giáo viên như thầy Thủy, cô Lương bám bản có thâm niên vô cùng được trân quý.

Thầy Đồng Tất Thắng, Hiệu trưởng Trường cấp II Sin Suối Hồ chia sẻ: cô Lương, thầy Thủy là những giáo viên có thâm niên công tác ở trường tiểu học và Trường cấp II Sin Suối Hồ lâu nhất ở đây. Nhiều cán bộ xã bây giờ là học trò của thầy Thủy, cô Lương. Chúng tôi trân trọng sự cống hiến và hy sinh vì cái chữ cho bà con dân bản.

a2(1).jpg
Thầy Thủy trong tiết dạy học tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).

Có thể sự nghiệp giáo dục của vợ chồng thầy Thủy – cô Lương đã khá vững chãi song về gia đình, thầy cô vẫn canh cánh những băn khoăn.

Cô Lương kể: “Vợ chồng em được hai đứa. Cháu lớn năm nay học lớp 7, cháu nhỏ mới 5 tuổi. Trước đây, gia đình em được xã cho mượn đất gần trường để dựng nhà. Việc đi lại sinh hoạt thuận tiện. Song từ năm 2020, xã thu hồi đất, cả gia đình chuyển về TP. Lai Châu. Mỗi ngày hai vợ chồng em đi khoảng 60km từ thành phố Lai Châu lên Sin Suối Hồ để dạy học. Cả hai đứa ở nhà với bà, đứa lớn đi học, đứa bé gửi bà nội đã ngoài 70 tuổi trông nom. Vợ chồng em cũng muốn chuyển về dạy gần nhà để chăm sóc gia đình mà khó khăn quá. Cả ngày 2 vợ chồng đi đi về về 60 cây số. Những hôm trời nắng ấm thì không sao, nếu gặp ngày trời mưa rét vô cùng vất vả. Đường lởm chởm đất đá đi không vững tay lái thì rất nguy hiểm.”

Nhiều thầy cô giáo ở Sin Suối Hồ cũng có những tâm sự, những băn khoăn như thế.

Bữa đó, trong bếp ăn tập thể. Các thầy cô giáo cả trường cấp I và cấp II tiếp chúng tôi đầm ấm vui vẻ, như thể lâu ngày mới gặp lại người thân. Nét mặt ai cũng rạng ngời ánh lên niềm vui nho nhỏ… Nhưng thẳm sâu trong mắt họ vẫn chứa những suy tư. Chỉ cần hỏi thăm chuyện gia đình là có cô giáo bật khóc. Con cái các thầy cô chủ yếu gửi cha mẹ già ở quê, hoặc ngoài thành phố. Họ thương con mình bao nhiêu, dồn cả vào cho những học trò nghèo bấy nhiêu.

Vừa hết chương trình thời sự lúc 8 giờ tối, bản Sân Bay đã im lìm, tĩnh lặng… chỉ có tiếng gió rít lên từ thung lũng và tiếng thầy cô giáo lúc trầm lúc bổng bên chén rượu nồng cay đón khách. Giữa không gian ấy, tôi mới cảm nhận sự hy sinh, cống hiến trọn vẹn cho nghề của những giáo viên vùng cao. Ngày tôn vinh Nhà giáo 20/11 đang cận kề, xin chúc các thầy cô ở Sin Suối Hồ mãi khỏe mạnh, để tiếp tục gieo con chữ trên vùng non cao.

Bài liên quan
  • Lai Châu khát vọng vươn lên từ… núi
    Lai Châu, địa danh có nhiều dãy núi cao hoang sơ và kì vĩ. Ở đó… mây trắng bồng bềnh vắt ngang cổ núi, đỉnh Pu Ta Leng đẹp tựa như phim hollywood. Du lịch Lai Châu mùa nào cũng đẹp… Song, đồng bào Lai Châu lại chưa thể khai thác hết tiềm năng của núi: Nghĩa là đồng bào vẫn chưa làm giàu được từ núi. Họ vẫn mơ có ngày những ngôi nhà vững trãi bề thế cất lên nhờ núi, sống trên núi và giàu có lên từ núi. Ấy là khát vọng của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO