Nam Đông (Thừa Thiên - Huế): Giải “bài toán” nước sạch cho đồng bào miền núi

Văn Dinh | 30/09/2021, 20:57

(TN&MT) - Hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thời gian qua thiếu nước sạch trầm trọng, họ phải chật vật tìm nguồn nước, thậm chí dùng nước bẩn, nước không đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Cơ quan chức năng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy nước sạch để sớm phục vụ bà con.

Dân miền núi “khát” nước sạch

Huyện miền núi Nam Đông được xem như là “chảo lửa” ở Thừa Thiên - Huế, nhiệt độ ở đây luôn cao hơn đồng bằng 3 - 4 độ C. Vấn đề đặt ra hiện nay là đồng bào dân tộc ở 5 xã vùng cao là Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Hữu, Hương Giang và Hương Nhật đang thiếu nước sạch sử dụng trầm trọng.

Từ sáng sớm, anh Nguyễn Văn Xom (thôn 6, xã Hương Hữu) đã phải xách can nhựa vào Khe Vôn trong thôn để lấy nước sử dụng. Đây là nguồn nước duy nhất mà khoảng 80 hộ dân, hơn 350 nhân khẩu nơi đây phải “bám víu” dùng tạm qua ngày.

Hương Hữu là xã không có sông ngòi, mưa lại hiếm, các giếng khoan lâu năm cũng khô cạn, bà con các thôn 4, 5, 6 và 7 phải xuống các kênh, mương nước tưới tiêu cho ruộng để lấy nước về sử dụng trong sinh hoạt, phục vụ ăn uống. Một số vùng trên nguồn từ trước đến nay phụ thuộc vào công trình nước tự chảy, nhưng do lâu ngày không được duy tu, bảo dưỡng cũng trở nên xuống cấp, vỡ nhiều đường ống. Nước đã hiếm, gia súc lại hay đến uống nên người dân phải tranh thủ từ sáng sớm đến được các khe suối xa vùng lân cận để lấy nước.

Trong khi đó, bà con 4 xã còn lại với hơn 2.000 hộ dân đang phải sử dụng nước sinh hoạt lấy từ khe suối, giếng đào chưa qua xử lý, thường xuyên bị nhiễm phèn, chua. Để đối phó tạm thời, huyện Nam Đông đã đầu tư kinh phí để đào, khoan giếng phục vụ ưu tiên tại trạm y tế và các học sinh bán trú trong các trường học. Đối với các hộ dân, huyện tích cực vận động người dân nạo vét, cải tạo các giếng nước đã có để giải quyết nhu cầu cấp thiết hiện nay. Tuy vậy, dù khoan giếng sâu vẫn không thể tìm được mạch nước nào phục vụ bà con.

Người dân vùng cao Nam Đông sử dụng nước suối do đang thiếu nước sạch

Ông Hồ Văn Mão (xã Thượng Long) chia sẻ, cả xóm có hơn 30 hộ dân, có 2 cái giếng nhưng hiện đã cạn đáy. Hàng ngày, ông và những hộ dân ở đây phải dậy thật sớm, lên các khe, suối cách nhà hơn 3km mới lấy được ít nước về để dung. Nếu đi muộn, trâu, bò xuống tắm làm đục suối, nguồn nước không dùng được.

“Ở trong xã phải đi múc nước suối, buổi sáng cả tiếng đồng hồ chưa tới nữa... rất cực khổ cho bà con. Hiện nay, trên đầu nguồn khô cạn nhiều quá, đi kiểm tra nước tự chảy là không sử dụng được, cho nên bà con vất vả lắm”, ông Mão nói.

Theo ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, tình trạng thiếu nước sạch tại 5 xã nói trên đã diễn ra nhiều năm qua. Việc người dân sử dụng nguồn nước suối, ao hồ không hợp vệ sinh có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Qua các đợt tiếp xúc cử tri, bà con phản ánh rất nhiều về vấn đề thiếu nước.

Nhà máy hiện đại, mang kiến trúc nhà rông

Để đảm bảo cấp nước bền vững cho người dân huyện Nam Đông, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi đầu tư xã hội hóa dự án 5 xã vùng trên của huyện nhưng không có đơn vị nào thực hiện và đã bàn giao lại cho Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế (HueWACO). Cuối năm 2020, HueWACO đã tổ chức khởi công Dự án Xây dựng Nhà máy nước sạch Thượng Long.

Nhà máy nước sạch Thượng Long đang được khẩn trương thi công

Nhà máy có tổng mức đầu tư 50,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, trong đó, nguồn nhận nợ và thuê lại tài sản Nhà nước của HueWACO và nguồn cổ tức tạm tính được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại HueWACO là 43,5 tỷ đồng, vốn đối ứng của HueWACO là 7,3 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành công trình được duyệt là tháng 10/2021. Nhà máy được thiết kế mang tính đặc trưng văn hóa địa phương theo kiến trúc nhà rông của người Cơ tu. Đây cũng là nhà máy đầu tiên tại miền núi áp dụng công nghệ xử lý nước hiện đại.

Ông Trương Công Hân - Tổng Giám đốc HueWACO thông tin, nhà máy áp dụng bể lắng thông minh chất lượng cao giúp nâng cao chất lượng nước, nước sau khi lắng lọc có độ đục luôn ≤ 0,025 NTU (thấp hơn 80 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam), Fe, Mn ≤ 0,001mg/l (thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam 300 lần). Công ty sẽ lắp đặt hệ thống tuabin thủy điện trên đường ống nước thô để tạo điện năng cung cấp cho nhà máy, góp phần giảm chi phí vận hành, thân thiện với môi trường. Về quy hoạch sân vườn, công ty chú trọng trồng các loại cây xanh mang tính bản địa tạo thành cảnh quan xanh, sạch, độc đáo.

“Dù gặp nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng thiên tai và dịch Covid-19, tuy nhiên, với mong muốn sớm đưa nước sạch đến với người dân, Công ty thường xuyên bám sát, theo dõi và đôn đốc tiến độ công trường, đôn đốc nhà thầu triển khai nhiều biện pháp, lập nhiều mũi thi công để hoàn thành mạng lưới, thông rửa, thử áp, đưa vào khai thác hàng chục km đường ống...”, ông Hân cho hay.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra tiến độ dự án

Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã khảo sát, kiểm tra Dự án và yêu cầu tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn còn lại, đề nghị chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa Dự án vào sử dụng.

Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ đạo chủ đầu tư hướng đến xây dựng nhà máy trở thành điểm tham quan học tập cho các em học sinh; đồng thời phối hợp với huyện Nam Đông trong công tác tuyền truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn và nguồn nước nhằm góp phần đảm bảo an ninh nước lâu dài và phát triển bền vững.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO