Lạng Sơn: 5.860 hộ gia đình vùng DTTS và miền núi thoát nghèo bền vững

Ngọc Trâm (tổng hợp) | 13/01/2021, 21:02

(TN&MT) - Thực hiện Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” - 1 trong 5 dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hằng năm, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành tăng cường hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân.

Theo đó, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông giảm nghèo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.

Trong năm 2020, các cấp, ngành đã tổ chức tuyên truyền về công tác giảm nghèo được 20 cuộc với hơn 1.240 người tham gia; in ấn, cấp phát 10.000 cuốn sổ tay, 22.000 tờ rơi và đăng tải trên 500 bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về các nội dung như: hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cây trồng chủ lực; chế độ chính sách giảm nghèo…

Đồng thời, thực hiện chính sách “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 9/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp phát báo, tạp chí trên địa bàn tỉnh được UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng.

Qua Dự án “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin”, đời sống nhân dân đã được cải thiện

Qua đó, UBND các huyện, thành phố đã cấp được 643.515 tờ báo, tạp chí các loại. Góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, động viên người nghèo nỗ lực vươn lên khắc phục khó khăn, tranh thủ vận dụng các chính sách của Nhà nước vào sản xuất để tăng thu nhập, thoát nghèo.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, giúp đồng bào vùng dân tộc thiểu số từng bước xóa bỏ hủ tục lạc hậu, tích cực học tập và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả, xóa nghèo bền vững.

Với những biện pháp thiết thực đó, năm 2020, toàn tỉnh có 5.860 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 7,89% (giảm 3% so với năm 2019). Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuân này sẽ có 5.860 gia đình được đón tết ấm áp, sung túc hơn.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, để ngày càng có nhiều người dân tộc thiểu số được cải thiện đời sống, đón tết no ấm, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số nắm được thông tin, chủ động xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO