"Tết sớm" cùng đồng bào người Mông tại Hà Nội

Ngọc Trâm - Hoàng Minh | 10/01/2021, 18:34

(TN&MT) - Nhằm bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, kết nối cộng đồng bằng những giá trị tiêu biểu trong văn hóa Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc, ngày 10/1, sự kiện “Tết Mông xuống phố” đã được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội) với nhiều hoạt động tái hiện phong tục đón tết mang nét độc đáo riêng của dân tộc Mông. 

Nơi hội ngộ, giao lưu văn hóa

“Tết Mông xuống phố” là sự kiện tết về văn hóa của người Mông được tổ chức hàng năm bởi nhóm sinh viên Mông đang học tập tại Hà Nôi và Câu lạc bộ Sinh viên Mông tại Hà Nội.

Cộng đồng người dân tộc Mông tập trung sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai... Tết năm mới truyền thống của họ bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch, thường sớm hơn Tết Nguyên đán của người Việt.

"Tết Mông xuống phố" là sự kiện tết về văn hóa người Mông

Chị Phàng Thị Khia – Trưởng Ban tổ chức sự kiện “Tết Mông xuống phố” cho biết: Nhiều đồng bào dân tộc đang là sinh viên hay người đi làm xa nhà rất khó để có thể về quê sum vầy với gia đình. Sự kiện đã phần nào giúp họ được trải nghiệm văn hóa của dân tộc mình ngay tại nơi mình học tập, làm việc và sinh sống.

Đồng thời, đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc Mông từ mọi vùng miền hội tụ, giao lưu văn hóa với nhau. Từ đó, giới thiệu cho cộng đồng trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, hiểu, trân trọng để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Mông.

Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm tấp nập “nam thanh – nữ tú” xúng xín trong những bộ trang phục dân tộc Mông truyền thống. Không gian văn hóa Tết người Mông được tái hiện ngay tại Thủ đô. Người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng và tham gia các chuỗi hoạt động giới thiệu về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cụ thể như trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống; tiết mục văn nghệ văn hóa tái hiện các lễ hội truyền thống ngày Tết của dân tộc Mông; triển lãm ảnh về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong những ngày lễ hội của đồng bào người Mông; trải nghiệm các trò chơi truyền thống trong ngày lễ, Tết (đi cà kheo, ném pao, đánh yến, kéo co…); giới thiệu về ẩm thực dân tộc Mông (bánh dày, mèn mén…); các bộ đồ dân tộc, vải dệt thổ cẩm truyền thống, công vụ lao động (cuốc, dao, rựa…) hay nhạc cụ dân tộc (sáo, kèn môi…) cũng được giới thiệu và trưng bày… Đặc biệt, hoạt động truyền thống giã bánh dày – một loại bánh không thể thiếu trong tết của người Mông cũng được tái hiện trong sự kiện.

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống ngày Tết của dân tộc Mông được tái hiện

Sự kiện “Tết Mông xuống phố” năm nay lấy chủ đề “Nhạc cụ - dân ca của người Mông". Công chúng sẽ được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc qua phần thi giữa các nhóm sinh viên Mông thuộc nhiều tỉnh thành và trường đại học tại Hà Nội thể hiện. Với đa dạng thể loại nghệ thuật, các đội thi đã mô tả sinh động phong tục tập quán của dân tộc mình, truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến với khán giả.

Tái hiện lại lễ hội Gầu Tào của dân tộc mình, tiết mục múa nghệ thuật của nhóm sinh viên mông tỉnh Lào Cai đã khiến người dân và du khách được trải nghiệm một lễ hội truyền thống cầu bình an, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, nhà nhà yên vui.

“Mỗi lễ hội truyền thống giờ đây đã không chỉ đơn thuần là nơi hội ngộ, thờ cúng linh thiêng, mà còn là nơi để chúng ta cùng nhau kết nối, giao lưu giữa các dân tộc anh em với nhau” – thành viên của nhóm sinh viên mông tỉnh Lào Cai chia sẻ.

Với lối diễn xuất gần gũi, thân thương, đậm chất mộc mạc của dân tộc Mông, thông điệp của nhóm sinh viên Mông tỉnh Cao Bằng khi thể hiện tiết mục kịch “Nkauj sua thiab tub Luj nkawv lub neej” là các cô gái hãy trân trọng bản thân, khi gặp chuyện bất hạnh đừng lựa chọn cái chết với lá ngón để giải thoát.

Sau phần thi múa Hội Gầu Tào đầy ấn tượng, đội thi của tỉnh Lào Cai đã xuất sắc giành giải Nhất. Đội thi của tỉnh Lai Châu với 2 tiết mục đã được Ban Tổ chức trao giải Nhì cùng đội thi tỉnh Sơn La và 1 giải Ba.

Chủ đề "Tết Mông xuống phố 2021" là Nhạc cụ - Dân ca của người Mông

Bảo tồn giá trị truyền thống

Đối với đồng bào dân tộc Mông, trong những dịp lễ hội, Tết đến xuân về không thể thiếu tiếng khèn và các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Người Mông gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình qua tiếng khèn, tiếng sáo với bạn bè, với cộng đồng, với thiên nhiên, núi rừng và thể hiện giá trị văn hóa, làm nên bản sắc độc đáo riêng của người Mông.

Chia sẻ về không khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mông tại sự kiện, chú Nguyễn Văn Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Tết truyền thống của người Mông thời nay đã có nhiều thay đổi với trước, nhiều nơi phong tục cũng mai một và được rút gọn đi cho phù hợp với xã hội hiện đại. Nhưng nhờ tiếng khèn, những làn điệu dân ca truyền thống của người Mông, không khí Tết vẫn vẹn đầy, ai cũng hân hoan vui tết, nó như một thứ thiêng liêng, moi người qua đó sẽ xóa bỏ rào cản để tới gần nhau hơn”.

Các gian hàng trưng bày cũng đều là những sản phẩm truyền thống của dân tộc, du khách được chiêm ngưỡng những chiếc khèn, chiếc sáo đa dạng với đủ màu sắc, kiểu dáng, kích thước, hoa văn khác nhau của đồng bào dân tộc Mông.

Là người yêu mến văn hóa truyền thống dân tộc, bà Bùi Thị Hảo (Cao Bằng) vui mừng vì những hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc đang ngày càng được thế hệ trẻ quan tâm hơn. “Giữ gìn văn hóa truyền thống không những để cho lớp người cao tuổi vẫn được sống trong không khí Tết truyền thống, mà để còn để thế hệ trẻ cũng nhưng con cháu sau này hiểu và bảo tồn truyền thống nghìn năm lưu truyền của dân tộc”.

Phần thi "Tub – Nxhais Vam Meej 2021" (Nam – nữ thanh lịch) trong sự kiện “Tết Mông xuống phố” là phần thi của các bạn thí sinh về tài năng nghệ thuật, sự am hiểu về văn hóa, dân ca nhạc cụ của người Mông. Đặc biệt, cuộc thi có phần trình diễn dạ hội do Sa Binh Art tài trợ, sử dụng chất liệu họa tiết hoa văn, nghệ thuật vẽ sáp ong của người Mông.

Bài liên quan
  • Sơn La chủ động phòng chống rét cho đàn vật nuôi
    (TN&MT) - Theo dự báo của Đài KTTV Tây Bắc, tại Sơn La, từ đêm 7/1, trời rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 6 – 8 độ, vùng núi cao từ 2 - 4 độ, có nơi dưới 2 độ, có khả năng xảy ra băng giá ở vùng núi cao. Để chủ động phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại tới mức thấp nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
  • Nghề làm hương cổ truyền ở Phia Thắp
    (TN&MT) - Thôn Phia Thắp của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng nép dưới chân núi Phà Hùng (núi lớn) và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối.
  • [Infographic] - Chương trình bố trí dân cư các vùng khó khăn
    (TN&MT) - Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai Chương trình bố trí dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng (Theo Quyết định số 590/QĐ-TTg). Chương trình nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.
  • Thêm chính sách an cư cho đồng bào vùng thiên tai
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (Chương trình 590), Hội đồng nhân dân tại nhiều địa phương như An Giang, Cà Mau, Quảng Trị, Kon Tum đã ra Nghị quyết thực hiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO