Tuyên Quang: Tiếp tục nâng cao công tác dân tộc trong tình hình mới

Việt Hùng - Ngọc Trâm | 07/01/2021, 20:47

(TN&MT) - Năm 2020, vượt lên trên những khó khăn, thách thức, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống nhân dân được cải thiện

Từ nguồn vốn của Chương trình 135, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đầu tư, hỗ trợ kinh phí 104.368,0 triệu đồng cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh để xây dựng 113 công trình hạ tầng; thực hiện duy tu bảo dưỡng 35 công trình; tiếp tục thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sinh kế vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đồng thời, tiếp tục triển khai Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính, tạo điều kiện cho 2.510 hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo được hỗ trợ về nước sinh hoạt, 110 hộ được vay vốn phát triển sản xuất. Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 đã được triển khai, đầu tư 2 công trình giao thông, hỗ trợ sinh kế phát triển sản xuất trên địa bàn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa với tổng kinh phí thực hiện trên 10.767,0 triệu đồng. Góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo đối với DTTS rất ít người của tỉnh.

Nhờ các chính sách dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm

Ban Dân tộc đã thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên đối với đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cung cấp thông tin cho người uy tín và cho đồng bào các dân tộc, qua đó đã vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự vùng DTTS.

Hiệu quả từ nguồn vốn của các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, bộ mặt nông thôn miền núi thay đổi theo hướng tích cực, khang trang hơn; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2020 giảm còn 9,03%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 15,09% trên tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn tỉnh (tương đương 16.238 hộ dân tộc thiểu số nghèo) tỷ lệ giảm trên 3% so với năm 2019.

Đặc biệt, trong năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động về công tác dân tộc trong tình hình mới. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 24/7/2020 về thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chủ trì rà soát kế hoạch thực hiện 10 dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát, phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng các tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn bị các điều kiện và tổ chức đưa đoàn đại biểu các DTTS của tỉnh đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần II đảm bảo an toàn, trang trọng.

Bộ mặt nông thôn miền núi Tuyên Quang ngày càng đổi mới

Tiếp tục nâng cao công tác dân tộc

Bước sang năm 2021, trên cơ sở các chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang xác định 5 nhiệm vụ và 5 giải pháp thực hiện công tác dân tộc trong năm 2021.

Cụ thể, các nhiệm vụ được đề ra là: Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác Cải cách hành chính theo Kế hoạch của UBND tỉnh; Tổ chức triển khai thực hiện Đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; duy trì thường xuyên công tác thuộc lĩnh vực quản lý theo đúng quy định; Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; Quan tâm thực hiện tốt công tác phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ở địa phương, cơ sở.

Về giải pháp thực hiện: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc, quán triệt nâng cao nhận thức đầy đủ về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; Phối hợp với các Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo nguồn lực tài chính từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh; đề xuất cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn tỉnh để thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong năm 2021; Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc, chủ động tiếp thu đầy đủ, vận dụng sáng tạo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trong triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trong giai đoạn 2021 - 2025 gắn với xây dựng nông thôn mới tại cơ sở; Hoàn thành việc rà soát, phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III và danh mục các dân tộc còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở đầu tư, hỗ trợ; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tiếp tục kiện toàn và xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến huyện.

Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang tin tưởng rằng, với những thành quả đã đạt được trong công tác năm 2020 và sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp, đồng hành của các cấp, các ngành trong thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc. Công tác dân tộc năm 2021 sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Bài liên quan
  • Vui chợ phiên vùng cao giữa lòng Hà Nội
    (TN&MT) - Như thường lệ, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 31/12/2020 đến 3/1/2021 diễn ra “Chợ phiên vùng cao chào Xuân 2021” với 50 gian hàng và khu vực nhà dân tộc Phù Lá bao gồm 33 gian hàng, tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía bắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO