Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc các tỉnh, thành phố phía Bắc

Phương Hà | 24/04/2021, 19:50

(TN&MT) - Tại TP. Bắc Giang, Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc các tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra với sự tham gia của 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Dự Hội nghị có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang; lãnh đạo một số Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; Trưởng ban Dân tộc cùng 120 công chức thuộc Ban Dân tộc 7 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Mai Sơn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang bày tỏ vui mừng được đón tiếp các đại biểu về địa phương tham dự Hội nghị. Đồng thời cho biết: Năm 2021 là năm Chương trình phối hợp thường niên trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa 7 tỉnh, thành phố phía Bắc bước sang năm thứ 8, luân phiên qua 7 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong giai đoạn vừa qua, Bắc Giang đã có Nghị quyết, chuyên đề riêng về phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, nhờ đó, khoảng cách giàu, nghèo giữa các dân tộc đang được thu hẹp. Nhiệm kỳ tới, tỉnh Bắc Giang phấn đấu đứng trong nền kinh tế top 15 cả nước về quy mô kinh tế, top 10 về thu hút đầu tư nước ngoài và đứng trong top 12 về lĩnh vực giáo dục và y tế.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Ban Dân tộc của các tỉnh đã chia sẻ kinh nghiệm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, công tác quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, kinh nghiệm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng đồng bào DTTS; kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS; công tác triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…

Đại diện Ban Dân tộc 7 tỉnh, TP ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: Sỹ Quyết

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đánh giá cao những đóng góp của các địa phương trong thực hiện công tác dân tộc thời gian qua, đồng thời cho biết Ủy ban Ban Dân tộc đang tập trung hoàn thiện hồ sơ, đề xuất phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm nhấn mạnh, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là dấu ấn lịch sử trong công tác dân tộc. Trong thời gian tới, UBDT sẽ xây dựng các tiêu chí phân bổ nguồn lực, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt Chương trình.

Để nâng chất lượng công tác dân tộc trong thời gian tới, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đề nghị Ban Dân tộc các tỉnh cần bám sát các quy định, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc để thực hiện, bảo đảm đúng, trúng, hiệu quả cao; linh động, khéo léo lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS với các vùng khác trên địa bàn các tỉnh cũng như cả nước.

Tại Hội nghị, Ban Dân tộc 7 tỉnh, thành phố đã ký kết Chương trình phối hợp công tác. Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang bàn giao công tác đăng cai tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc 7 tỉnh, thành phố phía Bắc năm 2022 cho Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO