Nét văn hóa độc đáo của dân tộc Lự ở Lai Châu

Hoàng Châu | 18/04/2021, 22:51

(TN&MT) - Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lự là một trong những dân tộc thiểu số có khoảng 6.500 người. Tại Lai Châu, người dân tộc Lự sinh sống chủ yếu ở 2 huyện Tam Đường và Sìn Hồ; dân tộc này có truyền thống nhuộm răng đen

Thiếu nữ dân tộc Lự ở Lai Châu mặc trang phục truyền thống

Người Lự có quy ước con gái từ 13 - 14 tuổi trở lên đều phải nhuộm răng đen, nếu người con gái nào không nhuộm răng đen, thì không phải là con gái người Lự, sẽ bị chê cười và nhất là sẽ kém duyên, những chàng trai người Lự sẽ không muốn lấy làm vợ. Đây là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Lự với ý nghĩa làm cho răng chắc và đẹp hơn. Người Lự nhuộm răng đen bằng loại cây có tên “mạy chông cài” hay “mạy tỉu”. Việc nhuộm răng thường được thực hiện sau khi ăn cơm tối.

Tuy nhiên, đến nay phong tục này đã bị mai một, hiện nay các cô gái Lự không còn nhuộm răng đen, chỉ còn lại ít phụ nữ lớn tuổi vẫn còn giữ thói quen này. 

Tục nhuộm răng đen của dân tộc Lự giờ đã bị mai một

Ngoài phong tục nhuộm răng đen thì người Lự có đời sống sinh hoạt rất phong phú. Đặc biệt, là trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ… các bài hát chủ yếu được sản sinh trong quá trình lao động sản xuất và được ứng tác phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể như: Hát trong đám cưới, hát mừng nhà mới, hát ru con, hát đối đáp…

Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Lự nhìn chung không nhiều, chỉ có trống, chiêng và sáo đôi (tiếng Lự là “Pí me lụ”, gồm: sáo mẹ “pí me” và sáo con “pí lụ”). Hiện nay, những nhạc cụ này đang bị mai một đi rất nhiều, cả nghệ nhân chế tác đến người sử dụng cũng ít đi. 

Trang phục của họ chủ yếu được làm bằng chính đôi tay khéo léo của người phụ nữ Lự

Người Lự ở Lai Châu cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, cuộc sống gắn liền với canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏNgoài thời gian lao động sản xuất, những lúc nông nhàn phụ nữ dân tộc Lự họ thường thêu thùa, dệt vải. Các gia đình người Lự đều có khung dệt và các dụng cụ se sợi, quay sợi dệt vải. Người con gái dân tộc Lự trước khi lấy chồng phải thành tạo việc thêu thùa, dệt vải để tự may đồ cho mọi người trong gia đình. Sản phẩm dệt của người Lự khá phong phú về chủng loại: Váy áo, khăn, túi... 

Một trong những nét đặc sắc của văn hoá truyền thống dân tộc Lự là bộ trang phục. Trang phục của người Lự vô cùng đặc sắc và được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những hoạ tiết hoa văn rất độc đáo. Đối với trang phục của người phụ nữ, họ mặc áo chàm xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ. Ngày thường, phụ nữ Lự mặc váy chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện trong công việc. Những dịp lễ tết, hội hè hoặc khi gia đình có khách quý, họ mặc váy 2 lớp với hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt, phần trên được dệt với những họa tiết hình quả trám, phần dưới là vải chàm đen, phần gấu váy có điểm thêm màu khác rất đẹp mắt.

 

Cùng với trang phục là các loại trang sức. Giống như phụ nữ các dân tộc khác, phụ nữ dân tộc Lự cũng đeo trang sức là vòng cổ, vòng tay được làm từ bạc, nhôm hoặc đồng. Ngoài ra, còn có một loại vòng gọi là vòng vía được làm bằng các sợi chỉ chàm để đeo tay với ý nghĩa tránh gió, tránh những điều không may. Phụ nữ Lự cũng đeo hoa tai là các loại dạng ống, có sợi chỉ xiên qua để treo các chùm bông sặc sỡ. Chiếc khăn đội đầu cũng là vật không thể thiếu của người phụ nữ. Phụ nữ Lự thường đội khăn cuốn nghiêng về phía trái, để lộ mặt trước với những đường viền thêu hoa văn màu trắng, kẻ sọc. Trang phục của người phụ nữ kết hợp cùng đồ trang sức, khăn đầu sẽ càng làm tăng thêm vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm hay trẻ trung, xinh đẹp tuỳ theo lứa tuổi.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
  • Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái
    Chiều 13/4 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Yên Bái với tổ chức KOICA Việt Nam về gói tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc cho các Trường dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Yên Bái.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO