Điện Biên: Người dân tộc thiểu số đưa gia súc ra khỏi gầm sàn

Hoàng Châu | 24/04/2021, 10:37

(TN&MT) - Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên có tập tục nuôi nhốt trâu, bò dưới gầm sàn, làm ảnh hướng không tốt đến sức khỏe con người. Nhận thức được điều đó, vài năm trở lại đây, bà con đã biết làm chuồng trại cho trâu bò ở một khu riêng, không còn tình trạng nuôi nhốt dưới gầm sàn. Đây là một việc làm rất tốt, góp phần bảo sức khỏe và vệ môi trường sống của bà con.

Tuần Giáo là một trong những huyện có phong trào chăn nuôi gia súc có số lượng đàn và số lượng trâu, bò lớn nhất của tỉnh Điện Biên. Các hộ chăn nuổi của yếu là đồng bào dân tộc Thái. Các xã Tỏa Tình, Mường Thín, Rạng Đông, Ta Ma, Phình Sáng….là những xã có nhiều người dân nuôi trâu, bò nhiều hơn các xã khác của huyện Tuần Giáo.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Tuần giáo đến cuối năm 2020 tổng đàn gia súc của huyện đạt trên 98.000 còn. Trong đó, đàn trâu 26.000 con, đàn bò khoảng 9.000 con, đàn lợn gần 65.000 con.

Người dân tộc thiểu số đã biết đưa gia súc ra khỏi gầm sàn để bảo vệ sức khỏe, môi trường để chăm sóc vật nuôi được tốt hơn.

Ông Lò Văn Cu, bản Nát, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, cho biết: Gia đình tôi là một trong những hộ chăn nuôi trâu bò từ nhiều năm nay. Đàn trâu bò của gia đình tôi luôn duy trì đều từ 8 - 10 con. Trước đây, trâu bò của gia đình hoàn toàn thả rông, không có chuồng trại mà nhốt dưới gầm sàn rất mất vệ sinh môi trường, làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe. Nhất là các cháu nhỏ.. mùi phân, nước tiểu của gia súc bốc lên rất khó chịu.

Chính vì vậy, tình trạng trâu bò, chết do bệnh dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Mấy năm nay, cán bộ thú y và một số tổ chức đoàn thể khác đến tận nhà tuyên truyền, vận động, gia đình tôi và các hộ khác dựng chuồng trại, đưa trâu bò ra khỏi gầm sàn vừa để đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm vừa bảo vệ sức khỏe cho cả người và vật nuôi và trong khuôn viên chuồng đó làm cả ngăn chứa thức ăn khô như rơm rạ cho trâu bò… và có hố chứa phân thải nước tiểu để chân trâu bò không ngâm trong chất thải ấy dễ nhiễm bệnh.

Tôi và nhiều hộ khác trong bản bắt tay làm theo lời của cán bộ. Từ khi có chuồng nuôi, gia đình ông bắt đầu phơi khô rơm rạ, tích trữ làm thức ăn không chỉ trong mùa đông mà quanh năm cho đàn trâu bò.

Việc cho trâu bò ăn ngô, cám nấu, cháo trước là việc hoàn toàn xa lạ thì nay đã trở nên quen thuộc nhằm tăng sức khỏe và khả năng chống chịu bệnh tật, đói rét. Đặc biệt, trước đây người dân chúng tôi nuôi trâu bò, lợn gà tất cả nhốt hết dưới gầm sàn… thật sự là ô nhiễm môi trường. – Ông Cu kể.

Cán bộ thú y huyện Tuần Giáo phun thuốc chuồng trại để phòng, chống dịch bệnh cho đàn trân bò giúp người dân 

Được biết, xã Quài Cang là một trong những xã có đàn gia súc lớn nhất huyện Tuần Giáo; tổng đàn trâu bò của xã khoảng 2.000 con. Hầu như nhà nào cũng nuôi vài con, những hộ nuôi với số lượng con trong đàn lớn như hộ ông Lò Văn Cu ở trong xã không phải ít.

Ông Quàng Văn Toàn, Phó chủ tịch UBND xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, cho biết: Hiện nay, mô hình chuồng nuôi nhốt gia súc kết hợp với ngăn chứa rơm được bà con áp dụng nhiều và phát huy hiệu quả việc giữ gìn môi trường, giữ nền chuồng khô ráo sạch sẽ, thu gom chất thải đổ nơi quy định để làm phân bón cho cây trồng. Không còn tình trạng người dân nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt.

Không riêng gì các hộ người Thái chăn nuôi gia súc ở xã Quài Cang có ý thức làm chuồng trại, đưa trâu, bò ra khỏi gầm sàn. Đến nay, hầu như tất cả đồng bào các dân tộc có phong tục ở nhà sàn nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng họ đều ý thức được việc nuôi gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng sức khỏe đến con người và vật nuôi.

Tuy nhiễn vẫn còn một số rất ít người dân là đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi hẻo lánh… và điều kiện kinh tế kém phát triển vẫn còn hiện tượng nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn hoặc vách nhà ở của gia đình. Tập tục này bà con nên bỏ để giữ sức khỏe cho bàn thân và gia đình.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Múa dân gian các dân tộc cần một hướng đi
    (TN&MT) - Điện Biên hiện có 19 dân tộc sinh sống, nghệ thuật múa dân gian Điện Biên hình thành, phát triển từ 3 - 4 nghìn năm trước, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú và đặc sắc trong văn hóa truyền thống các dân tộc và là một phần của văn hóa của văn hóa Tây Bắc. Tuy nhiên, múa dân gian các dân tộc Điện Biên đang đứng trước nguy cơ thị mai một, thất truyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO