Điện Biên: Múa dân gian các dân tộc cần một hướng đi

Hồng Hạnh - Hoàng Châu | 14/04/2021, 14:22

(TN&MT) - Điện Biên hiện có 19 dân tộc sinh sống, nghệ thuật múa dân gian Điện Biên hình thành, phát triển từ 3 - 4 nghìn năm trước, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú và đặc sắc trong văn hóa truyền thống các dân tộc và là một phần của văn hóa của văn hóa Tây Bắc. Tuy nhiên, múa dân gian các dân tộc Điện Biên đang đứng trước nguy cơ thị mai một, thất truyền.

Múa Lam vông của dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên

Nền nghệ thuật múa dân gian truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên đã có bề dày lịch sử lâu dài và đã được bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị đến tận hôm nay. Đây là một trong những di sản văn hóa giàu giá trị, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, liên quan tác động tới nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh tế - văn hóa - xã hội và tình cảm, nhận thức của đồng bào dân tộc đó, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng, đồng thời là vốn quý trong kho tàng di sản văn hóa truyền thống dân tộc cần được quan tâm gìn giữ.

Đối với các dân tộc Điện Biên, hầu hết những truyền thuyết về nghệ thuật múa đều do dân gian qua các thời đại truyền ngôn, truyền điệu lại, không có sách vở, cổ tự nào ghi chép. Nghệ thuật múa dân gian từ khi hình thành đã mang dấu ấn đậm nét của cư dân nông nghiệp mang bản sắc vùng cao, phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên (đất, trời, mưa, nắng…), mang dấu ấn của không gian lao động và tập quán canh tác, đồng thời thể hiện nguyện vọng, ước mong về những vụ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thanh bình.

Xuất phát từ nhu cầu ban đầu là giải trí sau thời gian lao động, các động tác hình thể dần được cách điệu và nghệ thuật hóa, trở nên bài bản và hàm chứa những giá trị tinh thần của người sáng tạo. Múa dân gian tồn tại trong cộng đồng một cách tự nhiên, vốn có như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay, nghệ thuật múa dân gian tỉnh Điện Biên đã đạt đến trình độ phát triển nhất định. Những động tác múa đạt đến tính khái quát, tượng trưng của nghệ thuật múa.

Múa dân gian của dân tộc Khơ Mú 

Tuy nhiên, cùng với sự vận động của đời sống kinh tế - xã hội với nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày một nâng cao, một số thể loại, hình thức múa dân gian truyền thống đã có sự biến đổi, yếu tố nguyên bản cũng mai một, phai nhạt đi ít nhiều. Đứng trước bối cảnh thay đổi toàn diện dưới tác động của sự phát triển nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, nghệ thuật múa dân gian tỉnh Điện Biên cũng không tránh khỏi những chi phối, hệ quả mang tính hai mặt.

Theo tác giả Hồng Hạnh Trung tâm văn hóa, Điện Ảnh Điện Biên thì, múa dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên có nguy cơ mất bản sắc dân tộc và thất truyền vì sự lai căng của nền văn hóa ngoại lai với nhiều luồng văn hóa độc hại nhưng lại thu hút thị hiếu của một bộ phận người dân, đặc biệt là giới trẻ, thanh niên các dân tộc.  

Bên cạnh việc xâm lấn của nền văn hóa ngoại lai gây ra những lệch chuẩn về đạo đức, thuần phong mỹ tục, thẩm mỹ, chạy theo lối sống thực dụng, ưa chuộng các giá trị hào nhoáng bên ngoài, khuyến khích nảy sinh tư tưởng vong bản, sính ngoại. Từ đó có thể tạo tâm lý quay lưng lại với những giá trị truyền thống, trong đó có múa dân gian.

Mặt khác, quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và triệt để làm nảy sinh hiện tượng đánh mất bản sắc, pha trộn văn hóa dẫn đến không phân định được đâu là yếu tố nguyên bản, đâu là kết quả tiếp biến văn hóa. Văn hóa gốc không tránh khỏi nguy cơ mai một bản sắc, thậm chí là tiêu biến, nhất là đối với những nhóm dân tộc đặc biệt ít người ở Điện Biên.

Theo tác giả nhận định, nghệ thuật múa dân gian đã và đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Những người nắm giữ di sản truyền thống đa phần đều đã có tuổi cao; ý thức, sự quan tâm của một số người dân và các cấp chính quyền chưa thường xuyên, rất nhiều điệu múa, dân vũ chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của người già, một số khác mai một hẳn, không ai còn nhớ đến. Nếu không kịp thời khai thác, tiếp thu thì rất có thể nhiều di sản văn hóa phi vật thể sẽ mất đi vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi.

Việc bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa, nghệ thuật múa dân gian trong phát triển du lịch đang đặt ra những vấn đề cấp bách. Việc khai thác di sản quá mức, phát triển du lịch quá nóng, thiếu nguyên tắc sẽ đem tới những mặt trái, những tác động tiêu cực đến di sản. Nhiều di sản văn hóa phải đối mặt với những thách thức, áp lực từ tình trạng thương mại hóa, làm tổn thương hoặc biến dạng di sản, nhất là đối với di sản văn hóa phi vật thể như múa dân gian. Không ít sản phẩm văn hóa do chạy theo mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu kinh tế đã bóp méo, cải biên di sản, phản ánh không chân thực giá trị của truyền thống, làm sai lệch hình ảnh văn hóa dân tộc.

Đây là những vấn đề đang tồn tại rõ ràng và cụ thể trong thực tiễn. Từ đó đặt ra cho những người làm công tác nghiên cứu và các cấp ngành, địa phương cần nghiêm túc tư duy, đề ra những giải pháp thiết thực và kịp thời để đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa dân gian các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên; “làm giàu giá trị” cho nghệ thuật múa dân gian, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

 

Bài liên quan
  • “Check-in” cùng công trình thủy lợi cổ nhất ở Tây Bắc
    (TN&MT) - Dọc theo dòng chảy đầu nguồn sông Nậm Mu xanh biếc uốn lượn trải dài theo những cánh đồng màu mỡ là những chiếc cọn nước (hơn trăm chiếc) làm nên nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đây là những công trình thủy lợi độc đáo, là phương thức lấy nước tưới ruộng cổ xưa nhất không chỉ lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của người vùng cao mà còn là điểm hấp dẫn du lịch sinh thái hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Hình ảnh người lính biên phòng nơi “phên dậu Tổ Quốc”
34 năm gắn bó với biên giới, với người đồng bào dân tộc Mông, người lính mang quân hàm xanh ấy luôn mang trong mình nhiệt huyết của bộ đội cụ Hồ để cùng đồng bào Mông ở bản Ón phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ bình yên vùng phên dậu Tổ quốc. Đó là Thiếu tá Vi Xuân Thao - Bộ đội đồn biên phòng Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa)
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO