Dân tộc thiểu số

Sơn La: Tạo động lực để bứt phá

Nguyễn Nga 13:58 21/08/2023

(TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Chuyển biến bộ mặt nông thôn

Là huyện vùng cao có trên 95% dân số là đồng bào DTTS, năm 2022, Bắc Yên ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 13 xã và 67 bản đặc biệt khó khăn.

a1.jpg
Bắc Yên huy động hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành công tác xóa nhà tạm giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN (chương trình 1719), Bắc Yên đã thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025; ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Chỉ đạo UBND các xã thành lập Ban Quản lý xã, bản để tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, huyện đã ban hành trên 140 văn bản để chỉ đạo thực hiện; hướng dẫn quy trình triển khai rà soát đối tượng thụ hưởng và quy trình thực hiện với nội dung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh rà soát nội dung, danh mục, nhu cầu vốn… để triển khai các dự án thành phần; rà soát, lập kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2021-2025, thường xuyên thông tin với Ban Dân tộc tỉnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Ông Thào A Mua, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên cho biết: Sau gần 3 năm triển khai, đến nay các chỉ tiêu đề án đã đề ra cơ bản đảm bảo tiến độ. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm trên 4%/năm; trên 87% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; trên 64% bản có đường từ trung tâm xã đến trung tâm bản được cứng hóa;

99,2% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 95% dân số thị trấn được sử dụng nước sạch; 100% dân số vùng đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người lao động trong độ tuổi là người DTTS được đào tạo nghề phù hợp đạt 17%, trong đó, 80% là lao động người DTTS trong độ tuổi 18-35 tuổi…

a4.jpg
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La không ngừng được cải thiện.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình, Bắc Yên đã triển khai hỗ trợ 36 hộ nghèo làm nhà ở; hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 30 hộ; đầu tư 5 công trình nước sinh hoạt tập trung tại 4 xã; hỗ trợ bồn chứa nước cho 39 hộ DTTS nghèo. Huyện đang triển khai 3 dự án bố trí sắp xếp dân cư, tổng số hộ dự kiến đến hết năm 2023 là 24 hộ, hết năm 2024 là 104 hộ.

Đồng thời, chính quyền huyện Bắc Sơn hỗ trợ nhân dân triển khai các mô hình phát triển nông nghiệp như cải tạo, thâm canh lúa theo hướng hữu cơ; trồng khoai sọ, dứa Queen, phát triển vùng nguyên liệu chè Shan tuyết… Mở 2 lớp xóa mù chữ cho 46 học viên; 10 lớp đào tạo nghề cho 350 người lao động.

Cùng với Bắc Yên, các địa phương khác trên toàn tỉnh cũng đã nỗ lực phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sơn La có 202/204 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN, trong đó, 126 xã khu vực III và 1.449 bản đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi thực hiện Chương trình.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, để triển khai Chương trình 1719, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo các cấp, thống nhất quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ; tăng cường phân cấp cho các địa phương; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần và tiến độ giải ngân nguồn vốn; từng bước thực hiện được mục tiêu của đề án.

Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số để tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

a3.jpg
Sơn La nỗ lực bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS còn du canh, du cư.

Theo kế hoạch, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 toàn tỉnh là 8.690.065 triệu đồng để thực hiện 10 dự án thành phần. Mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng 2 lần so với năm 2020; có ít nhất một huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn; 44% số xã vùng đồng bào dân tộc đạt chuẩn NTM; 85% bản có đường giao thông từ xã đến bản được cứng hóa…

Sau gần 3 năm triển khai, đã giải ngân được 417 tỷ đồng, từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho 179 hộ, đất sản xuất cho 239 hộ đồng bào DTTS; xây dựng 158 công trình nước sinh hoạt tập trung; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho hơn 6.000 hộ. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ DTTS còn du canh, du cư tại 17 điểm định canh định cư tập trung cho trên 900 hộ đồng bào DTTS trên địa bàn 8 huyện…

Cùng với đó, tỉnh đã triển khai hỗ trợ trên 50 tỷ đồng thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn các xã, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS; đầu tư, phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Vân Hồ; 5 công trình đường giao thông liên xã; 8 công trình chợ; duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng các xã, bản đặc biệt khó khăn... Nguồn vốn của Chương trình đã sử dụng vào đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho các hộ dân tộc La Ha thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La…

Ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Sơn La cho biết: Đến nay, tất cả các Dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình 1719 đã được các địa phương trên toàn tỉnh triển khai kịp thời, đồng bộ, và đạt được những kết quả tích cực.

Cơ chế quản lý, điều hành, phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện từng bước hình thành và đi vào nề nếp. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình cơ bản được ban hành đầy đủ, kịp thời. Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình được thực hiện thường xuyên.

a5(1).jpeg
Cảnh quan nông thôn Sơn La ngày càng khởi sắc.

Qua đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được cải thiện rõ rệt; kết cấu hạ tầng được tăng cường; cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, do địa bàn rộng, đối tượng thụ hưởng lớn, công tác rà soát đối tượng thụ hưởng, các nội dung dự kiến triển khai theo từng dự án thành phần, lựa chọn, đề xuất các danh mục dự kiến đầu tư, lập kế hoạch nguồn vốn…. từ cơ sở còn gặp khó khăn. Tiến độ thực hiện một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần còn chậm.

Hiện nay, Sơn La đang tiếp tục rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tại các địa phương. Trên cơ sở đó, kịp thời tháo gỡ, đề xuất thực hiện các hoạt động hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình năm 2023 và giai đoạn 2021-2025.

Bài liên quan
  • Tổng kết 10 năm thực hiện NQ 24-NQ/TW tại Sơn La: Bước tiến trong bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thực thi Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), những năm qua, tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ trên các lĩnh vực, góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên, môi trường vì mục tiêu tăng trưởng xanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
  •  Sơn La: Tạo động lực để bứt phá
    (TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
  • Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả
    (TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.
  • Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam
    (TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số miền núi
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Giấc mơ bên dòng Nậm Cướm
    Dòng suối Nậm Cướm hiền hòa chảy dưới cái nắng gắt của tháng 7 nơi miền Tây xứ Nghệ. Từng đàn cá mát, cá láu... tung tăng bơi lượn dưới lòng suối khiến cho những vị khách lạ mê hoặc, lưu luyến chẳng muốn rời vùng đất này. Giấc mơ về một mô hình du lịch sinh thái chắc sẽ thành hiện thực nay mai...
  • Người Mông giữ hang Rồng Sảng Tủng
    (TN&MT) - Đồng bào Mông ở xã Sảng Tủng vẫn bảo nhau, dù năm nay mưa ít và mùa mưa đến muộn nhưng Sảng Tủng may mắn có thần ban cho bụng nước trong hang Rồng nên không rơi vào cảnh khan nước như các xã bên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO