Dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả

Phạm Hoạch 16:16 18/08/2023

(TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.

Nhiều chính sách hiệu quả

Hiện nay, Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh đi đầu cả nước trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, Quảng Ninh dành tổng số vốn cho chương trình giai đoạn 2021- 2025 là 4.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh là 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện là 1.500 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 200 tỷ đồng.

anh-qn-04.jpg
Người dân xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu phát triển vườn ươm cây giống, cho thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững

Cùng với đó, các cơ chế, chính sách an sinh về y tế, giáo dục, tín dụng chính sách xã hội, đất nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn được triển khai đảm bảo kịp thời, duy trì và phát huy hiệu quả.

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Quảng Ninh tích cực triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình theo Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn với các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đến nay, một số địa phương đã cơ bản hoàn thành, giúp cho các hộ dân ổn định, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Theo đó, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện còn có 66 hộ còn có nhà ở tạm, nhà ở dột nát cần hỗ trợ, trong đó có 55 hộ có nhà ở dột nát và 11 hộ có nhà ở chưa đảm bảo tiêu chí 3 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng. Để hoàn thành việc xóa nhà đột nát, tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện vận động, huy động xã hội hóa để đảm bảo nguồn lực hoàn thành việc hỗ trợ cho các hộ thuộc diện xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát, đến nay nhiều ngôi nhà đã hoàn thiện, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/9/2023.

anh-qn-02.jpg
Ngôi nhà của gia đình ông Lâm Văn Đang, thôn Đông Thành, xã Quảng An vừa được sửa chữa giúp gia đình ổn định cuộc sống

Thực hiện Chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023 của tỉnh, huyện Đầm Hà có tổng số 24 hộ thuộc điện được hỗ trợ. Trong đó, trên địa bàn xã Quảng An có 10 hộ, gồm 7 hộ được hỗ trợ xây nhà mới và 3 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà với tổng kinh phí thực hiện là 680 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa của huyện. Quảng An là xã miền núi, đồng bào DTTS chiếm trên 74% dân số, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện và sự vào cuộc tích cực của chính quyền xã, đồng lòng hưởng ứng của nhân dân, đến nay, toàn bộ 10 căn nhà đã cơ bản được hoàn thành, bàn giao cho các hộ gia đình.

Trong ngôi nhà mới được sửa chữa, ông Lâm Văn Đang, thôn Đông Thành, xã Quảng An, huyện Đầm Hà hồ hởi khoe, nhờ có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngôi nhà cũ của gia đình đã xuống cấp được sửa chữa chắc chắn, giúp gia đình ổn định cuộc sống, không còn nỗi lo mỗi khi mùa mưa bão về.

Nâng cao cuộc sống người dân

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình mục tiêu quốc gia mà Quảng Ninh tập trung triển khai đó là nâng cao trình độ, tạo việc làm, giúp đồng bào vùng DTTS từng bước nâng cao cuộc sống. Trong đó, các cấp ngành, địa phương đã phối hợp đẩy mở nhiều lớp hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng là người DTTS, chủ động tham gia thị trường lao động. Đến nay, đã có hơn 1.100 người DTTS được đào tạo nghề, giúp người dân có việc làm, thu nhập ổn định.

Cùng với đó, Quảng Ninh đẩy nhanh việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Đề án giao đất giao rừng trên địa bàn các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Đến nay, tổng diện tích rừng, đất rừng đã được UBND cấp huyện giao, cho thuê trên 139.313 ha với 34.309 hộ tập trung tại các huyện miền núi.

anh-qn-05.jpg
Mô hình trang trại nuôi gà khép kín của gia đình anh Nguyễn Văn Tuyền, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà giúp cho nhiều hộ gia đình ở địa phương có việc làm, thu nhập ổn định

Trong hơn 2 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ hơn 38 tỷ đồng cho 896 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia chính sách phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa với diện tích trên 1.768 ha tập trung tại huyện Ba Chẽ và TP.Hạ Long. Đây là hướng đi mới vừa phát huy lợi thế đất đai, trồng rừng gỗ lớn kết hợp cây dược liệu bản địa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con vùng DTTS taị các huyện miền núi.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn tập trung nguồn vốn từ các Ngân hàng cho vay tại các xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, Ngân hàng nhà nước đã triển khai thực hiện chính sách tín dụng tại địa bàn 65 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Trong 5 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng nhà nước đã cho trên 32 nghìn khách hàng tại 65 xã vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo với số tiền hơn 4.284 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Nhờ vậy, trong 2 năm (2021- 2022), số hộ nghèo thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh giảm từ 1.056 hộ xuống còn 170 hộ, trong đó số hộ đồng bào DTTS nghèo giảm từ 957 hộ xuống còn 155 hộ.

Ông Vũ Kiên Cường cho biết thêm, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đải, nhất là địa bàn các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, cũng như duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là vùng đồng bào DTTS tại miền núi, hải đảo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
  •  Sơn La: Tạo động lực để bứt phá
    (TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
  • Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả
    (TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.
  • Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam
    (TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số miền núi
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO