Dân tộc thiểu số

Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam

Lan Anh 07:57 18/08/2023

(TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.

Tối ngày 17/8, tại Khu Liên hợp Thể thao huyện Phước Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần thứ XX năm 2023.

ngayhoi1.jpg
Chương trình nghệ thuật Khai mạc Ngày hội

Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc; là dịp để Quảng Nam giới thiệu, tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc 9 huyện miền núi đến với cả nước và bạn bè quốc tế

Với chủ đề “ Sắc màu văn hoá miền núi Quảng Nam đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày hội Văn hóa-Thể thao và Du lịch các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam lần thứ XX năm 2023 diễn ra từ ngày 15-21/8 với sự tham gia của hơn 2.000 vận động viên, diễn viên, nghệ nhân đến từ 9 huyện miền núi và 2 đoàn vận động viên thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh.

ngayhoi2.jpg
Ngày hội là dịp để Quảng Nam giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc 9 huyện miền núi đến với cả nước và bạn bè quốc tế

Các vận động viên tham gia thi đấu ở các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Đẩy gậy, Kéo co, Bắn ná, Bắn nỏ; trình diễn nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật như dệt thổ cẩm, điêu khắc, ẩm thực truyền thống, trình diễn những trò chơi dân gian, biểu diễn trang phục truyền thống, các làn điệu dân ca độc đáo đặc trưng của từng dân tộc Cơtu, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cor, Bhnoong... sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Ngoài ra còn có các hoạt động trưng bày sản phẩm OCOP, triển lãm ảnh về văn hóa, con người, giới thiệu ẩm thực của đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam, tổ chức famtrip và tọa đàm phát triển du lịch miền núi...

ngayhoi5.jpg
Chương trình nghệ thuật thể hiện những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc, những phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt hàng ngày của người dân miền núi…

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sự kiện được tổ chức định kỳ 4 năm/lần là dịp tôn vinh, quảng bá và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc miền núi Quảng Nam; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa," gắn với Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại."

Thông qua Ngày hội, phát hiện tài năng, năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thể thao để bồi dưỡng phát triển phong trào cơ sở; tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện tập trung, nâng cao trình độ chuyên môn, bổ sung lực lượng nồng cốt của tỉnh tham gia biễu diễn, thi đấu tại khu vực, quốc gia, quốc tế trong thời gian tới.

ngayhoi3.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh trao cờ cho đại diện đơn vị đăng cai tổ chức ngày hội.

Phát biểu tại Ngày hội, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn khẳng định, đây là cơ hội tốt để đồng bào Bhnoong nói riêng và nhân dân trên địa bàn huyện Phước Sơn nói chung giao lưu, chia sẻ những giá trị văn hóa tiêu biểu, thành quả đạt được trong lao động, sản xuất và thi tài, trình diễn kỹ năng, kỹ thuật các môn thể thao quần chúng và chuyên môn nghiệp vụ.

"Với tất cả sự chân thành và khát vọng vun đắp tình đoàn kết, phát triển về mọi mặt trong đời sống xã hôi, đồng bào Phước Sơn luôn mong muốn được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh để làm giàu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, để văn hóa phát huy thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển KTXH, xây dựng Phước Sơn giàu mạnh trong tương lai."- ông Lê Quang Trung chia sẻ.

Tại Lễ khai mạc, đại biểu, người dân và du khách được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa vùng Tây Quảng Nam – Khát vọng phát triển”. Chương trình nghệ thuật giới thiệu bức tranh đa màu sắc thể hiện những nét văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc, những phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt hàng ngày của người dân miền núi…

Chương trình tổng kết, bế mạc ngày hội sẽ được tổ chức vào chiều ngày 21/8.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO